Cò nhà đất tung chiêu ‘độc’, phục vụ xuyên Tết

Nhằm hút được người mua nhà năm 2016, các sàn (BĐS) liên tục tìm kiếm các chiêu trò “độc” và “lạ”. Bằng cách thức phục vụ “xuyên” Tết, hay ngay trong tuần đầu khai Xuân với “hàng chục giao dịch thành công trong dịp Tết Nguyên đán” tại nhiều dự án đã được các cò đất tô vẽ thêm để kích thích tâm lý đám đông của người mua nhà.

Phục vụ “thượng đế” xuyên Tết

Theo lẽ thường, môi giới là người phải tìm đến khách hàng, tuy nhiên trong đợt Tết Nguyên đán Bính Thân thì ngược lại, khách hàng chủ động gọi điện mời các nhân viên môi giới đến nhà để được tư vấn trực tiếp. 2016 là cái Tết thứ 3 mà môi giới T. rao bán nhà tại một dự án làm việc xuyên Tết. Khi khách hàng liên hệ ký gửi, thuê, mua bán, đòi đi xem nhà luôn được T. phục vụ kịp thời, bất kể ngày đêm. Theo nhân viên môi giới này, các kênh quảng cáo phát triển khách mới đều không đạt hiệu quả cao. Mà kênh hiệu quả nhất vẫn là sms, telesale hay làm marketing trực tiếp. Những khách đến thăm gia chủ tại khu đô thị dễ thích môi trường sống ở đây và có thể nảy sinh nhu cầu tìm hiểu dự án. Vì vậy, môi giới nào trực Tết hoàn toàn có cơ hội bán được hàng khi tiếp cận với lượng khách hàng mới có tiền, dễ tính và nhiều thời gian.

Tại các trung tâm mua sắm, siêu thị mở cửa ngày Tết luôn có bóng dáng các đang “chiêu mời” khách hàng. Trong 9 ngày Tết vừa qua, những nhân viên này đã cần mẫn phát tờ rơi dự án. Nếu khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thông tin, những cò đất này sẵn sàng đến nhà khách chúc Tết và tư vấn tại chỗ. Còn nếu người mua nhà muốn tham quan dự án, họ đưa khách đến tận công trình để giới thiệu chi tiết, tỉ mỉ. Cò đất tên Đ. làm việc tại sàn BĐS Atlantic đang “vợt” khách hàng tại một dự án ở Trung Kính cho biết, đây là thời điểm khách phương xa đến Hà Nội thăm người thân và Việt kiều trở về quê hương nhiều nhất.

20160219110810 de9a Cò nhà đất tung chiêu độc, phục vụ xuyên Tết

Khách hàng tham khảo thông tin của một dự án nhà ở tại Hà Nội. Ảnh: Công Hùng

Vì thế, Đ. đăng ký với công ty ở lại làm chứ không về quê đón Tết. Đ. cho rằng, yếu tố quan trọng hơn nữa là duy trì tinh thần và thói quen bán hàng sau Tết của bản thân. Đa số các sàn phải tới mùng 8 mới khai Xuân, nhưng không khí ăn chơi, vui tết của các môi giới phải qua rằm mới lấy lại thói quen làm việc cũ… như vậy những môi giới duy trì làm việc tết bắt nhịp với chu kỳ mới linh hoạt hơn.

Lượng giao dịch cao đột biến?

Tại buổi khai Xuân vào mùng 8 Tết của một sàn BĐS có tiếng ở Hà Nội, lãnh đạo sàn cho biết, có hơn 30 hợp đồng mua – bán đã được người mua nhà kí kết trực tiếp với chủ đầu tư vào mùng 2, mùng 5, thậm chí là đêm 30 để lấy lộc. Nhiều khách hàng sau khi tìm hiểu dự án đã đặt cọc trong Tết và ngay sau Tết họ đã tìm đến giao dịch ngay.

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM cho rằng, khách hàng giờ là “thượng đế”, họ muốn mua đêm 30 hay mùng 1 thì các sàn tự động mở cửa là tất nhiên. Những doanh nghiệp BĐS quyết định bán hàng xuyên Tết là sự năng động, sáng tạo khi nắm bắt được tâm lý của khách hàng thảnh thơi vào dịp Tết. Với dự án khách đang tìm hiểu dang dở ở năm cũ giờ có điều kiện để nghiên cứu kỹ càng hơn, xuống tiền dễ hơn. Chính vì vậy, giao dịch thành công ngay trong Tết là có. Song, con số 30 – 40 giao dịch được chốt có vẻ khó tin.

Các sàn BĐS hiện nay có quy mô rất lớn, từ 500 – 700 nhân viên môi giới thậm chí trên 1.000 người và được tổ chức mô phỏng theo dạng bán hàng đa cấp với nhiều thông tin sôi động “ảo” về thị trường, nếu người mua nhà đầu năm không cẩn thận rất dễ rơi vào “bẫy”.

Theo anh K., môi giới ở quận Thanh Xuân, trong những ngày Tết, người mua nhà đến các sàn với mục đích tham quan và tìm hiểu giá cả là chính chứ rất hiếm khi xuống tiền mua – bán. Những khách hàng này chủ yếu đều là người phương xa như Đà Nẵng, Tp.HCM hay Việt kiều về Hà Nội tận dụng thời điểm du Xuân kết hợp tìm hiểu các dự án mà họ có nhu cầu trong tương lai.

(Theo Kinh tế & Đô thị Online)

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>