Chính sách đòn bẩy cho bất động sản ở Huế
Huế đang dần phát triển thành 1 trong những thị trường triển vọng của giới đầu cơ nhờ các chính sách tương trợ trong khoảng nhà quản lý. Theo dò xét tại một số sàn phân phối bất động sản, trong khoảng năm 2017 cho tới hiện tại, tầm giá tầng lớp đất nền tại Huế mang thiên hướng gia tăng. Những khu đất tăng giá cốt yếu nằm tại phía Đông Nam và Tây Nam đô thị và nhiều khu vực lân cận thành thị như quận Hương Thủy, quận Phú Vang.
Đòn bẩy từ chính sách địa phương
Nhiều năm trở lại đây, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều thay đổi trong chính sách thu hút đầu tư, chủ trương hỗ trợ và thực hiện các cải cách về thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư và doanh nghiệp. Tận dụng tiềm năng địa phương, lãnh đạo tỉnh kỳ vọng việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và chính sách sẽ giúp thay đổi bộ mặt thành phố Huế trong tương lai.
Huế được giới đầu tư dự báo là thị trường tiềm năng với đà phát triển tương đương các thị trường như Đà Nẵng, Phú Quốc, Mũi Né… nhờ tiềm năng du lịch và sự thay đổi về cơ sở hạ tầng giao thông.
Sở hữu 5 di sản văn hóa thế giới, gần 1.000 di tích lịch sử văn hóa và hơn 500 lễ hội, Huế được đánh giá cao về triển vọng phát triển du lịch. Theo Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, số lượng khách du lịch đến đây năm 2018 đạt hơn 4,3 triệu lượt, tăng 14% so với cùng kỳ. Trong đó khách quốc tế đạt hơn 1,9 triệu lượt, tăng 30% so với cùng kỳ.
Dịp Festival nghề truyền thống Huế 2019 trùng kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5, Huế đón 550.000 lượt khách, ước tăng 23% cùng kỳ năm trước. Theo Hiệp hội du lịch tỉnh, công suất trung bình các khách sạn tại Huế đạt trên 75%, cá biệt một số ngày đạt 100%.
Huế sở hữu tiềm năng lớn để phát triển du lịch. |
Về cơ sở hạ tầng, Huế nằm trên trục giao thông Bắc – Nam của cả nước, được kết nối với cảng nước sâu Chân Mây và sân bay quốc tế Phú Bài. Đây cũng là cửa ngõ của tuyến hành lang kinh tế, thương mại, du lịch Đông – Tây nối Myanmar, Thái Lan, Lào với biển Đông.
Nhiều công trình giao thông đang được đầu tư hoàn chỉnh qua Huế như quốc lộ 1A, quốc lộ 49A, quốc lộ 49B, đường cao tốc La Sơn – Túy Loan, đường cao tốc Cam Lộ – La Sơn. Bên cạnh đó, nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Phú Bài cũng được nâng cấp và mở rộng.
Các tuyến đường kết nối các khu đô thị mới đang dần hoàn thiện và đưa vào sử dụng như tuyến đường có mặt cắt 56m nối từ đường Thủy Dương – Thuận An (đường Võ Văn Kiệt) đến khu đô thị mới An Cựu; tuyến đường Trường Chinh nối dài đến đường Thủy Dương – Thuận An và đường Tố Hữu đến đường Thủy Dương – Thuận An; tỉnh lộ 10A có mặt cắt 36m (đoạn từ Phạm Văn Đồng đến đường Thủy Dương – Thuận An…)
Những cơ hội đầu tư mới
Tiềm năng nội tại và chính sách hỗ trợ của tỉnh mở ra nhiều cơ hội đầu tư mới cho các nhà đầu tư bất động sản tại Huế.
Giới chuyên gia cho rằng với quỹ đất nền giới hạn, nhu cầu lưu trú từ dân nhập cư và khách du lịch tới Huế tăng cao, trong tương lai gần, thị trường đòi hỏi sự xuất hiện và phát triển của các căn nhà cao tầng, khách sạn cao cấp và condotel.
Phối cảnh dự án Apec Mandala Wyndham Huế |
Nắm bắt cơ hội thị trường, nhiều đại gia bất động sản như Apec Group, Vingroup, FLC, Văn Phú… đã đầu tư xây dựng những dự án quy mô lớn tại Huế như biệt thự liền kề, condotel, chung cư, khu nghỉ dưỡng, khách sạn…
Trong đó, chủ đầu tư Apec đã hợp tác cùng thương hiệu khách sạn quốc tế Wyndham Hotel Group (Mỹ) nhằm phát triển dự án condotel Apec Mandala Wyndham Huế.
Dự án được xây dựng tại khu B, khu đô thị An Vân Dương, thành phố Huế với quy mô 7.899m2 và tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng, trong đó có 25 tầng nổi, một tầng hầm và khoảng 6.500m2 thương mại.
Chủ đầu tư kỳ vọng mang đến không gian nghỉ dưỡng cao cấp, đầy đủ tiện ích, dịch vụ tiêu chuẩn 5 sao quốc tế tại Huế – một trong những tâm điểm du lịch nghỉ dưỡng, giải trí tại khu vực miền Trung.
Leave a Reply