7 bí quyết để bạn lấy được sự tín nhiệm từ sếp

Mỗi quản lý sẽ lại có một sở thích thói quen khi giao tiếp với cấp dưới của mình. Có những người rất nghiêm túc, phân biệt rõ trên dưới với nhân viên nhưng lại có những người sếp không muốn tạo áp lực cho mọi người mà vô cùng thoải mái. Hãy để ý đến thái độ của “ông chủ” và cố đừng tạo cảm giác khó chịu cho anh/cô ấy.

1. Cố gắng hiểu và hỗ trợ mục tiêu của anh/cô ấy:

Không gì thiết thực hơn câu nói “Tôi quan tâm và tôi cam kết” bằng hành động cố gắng hiểu và cổ vũ hỗ trợ cho những ưu tiên và mục tiêu của cấp trên. Hãy thử lấy lý do là muốn đảm bảo kết quả công việc và khéo léo hỏi sếp mình về những nguyện vọng của anh/cô ấy đối với công việc.

2. Giao tiếp đúng chừng mực:

Mỗi quản lý sẽ lại có một sở thích thói quen khi giao tiếp với cấp dưới của mình. Có những người rất nghiêm túc, phân biệt rõ trên dưới với nhân viên nhưng lại có những người sếp không muốn tạo áp lực cho mọi người mà vô cùng thoải mái. Hãy để ý đến thái độ của “ông chủ” và cố đừng tạo cảm giác khó chịu cho anh/cô ấy.

3. Cẩn thận với những lần “buôn dưa lê” của hội bà tám trong công ty:

Sức hấp dẫn từ những lần tán chuyện đó có thể là dấu chấm hết cho sự nghiệp của bạn, đặc biệt là những chuyện tiêu cực mà không một cấp trên nào muốn nhân viên mình bàn ra tán vào. Tuy nhiên bạn cũng có thể lợi dụng những cuộc nói chuyện này để tìm hiểu xem những người xung quanh có đang cảm thấy bất an về hướng đi của công ty gần đây và khéo léo nhắc nhở, gợi ý cho sếp mình

 Chúng tôi là chuyên trang về tư vấn tìm việc làm và tuyển nhân viên giỏi cho các công ty, hãy đến với chúng tôi để tìm việc làm thêm hay muốn đăng tin tuyển dụng

 

 
 

4. Cứu anh/cô ấy khỏi những bất ngờ không mấy vui vẻ:

Chắc chắn là không ai muốn nhận một sự bất ngờ đầy tiêu cực. Nếu vô tình bạn có nghe ngóng được bất kỳ thông tin gì, hãy báo ngay cho sếp mình. Ít nhất có thể giúp họ kịp thời có phương án đối phó, giảm bớt được phần nào thiệt hại.

5. Luôn luôn có kế hoạch sẵn trong đầu:

“Sếp nghĩ tôi nên làm gì bây giờ?” là câu nói dễ dàng phá hủy triệt để sự tin tưởng của sếp đối với bạn. Hãy xóa câu đó ra khỏi từ điển của bạn ngay lập tức và nhớ rắng bất cứ khi nào bước vào văn phòng của anh/cô ấy, bạn cần phải chuẩn bị sẵn một vài kế hoạch và câu trả lời khi được hỏi.

Xem Thêm:  Top 6 kỹ năng cần có để thăng tiến nhanh chóng ở công ty Nhật Bản

 
 
 

6. Hoàn thành tốt công việc mà không thể hiện sự tự cao:

Một người làm việc chuyên nghiệp và thông minh sẽ cho mọi người thấy kết quả làm việc mỹ mãn của mình mà không tỏ ra tự cao tự đại hay đã phải bỏ bao nhiêu công sức, khiến cho những người xung quanh ghen ghét. Nhớ chia sẻ sự chú ý cho cả những người đã giúp bạn giành được kết quả này.

7. Cải thiện các kỹ năng và danh tiếng của chính bạn:

Hãy để sếp bạn nhận thấy việc lựa chọn bạn cho các cơ hội thăng tiến là sáng suốt bằng cách tự phát triển các kỹ năng, tố chất của bản thân.

Sau tất cả, sếp vẫn là người quyền lực nhất ở nơi làm việc. Hãy thông minh không chỉ trong công việc mà còn trong giao tiếp với đồng nghiệp và các cấp trên của mình để có một cuộc sống dễ chịu.

 

Cùng Danh Mục :

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>