Gói tín dụng 20 nghìn tỷ tạo cú hích cho thị trường bất động sản

Thông tin về đồng dành cho với , thủ tục vay “thoáng” đang được nhiều người có nhu cầu mua nhà quan tâm.

41 0642 1434338891815 Gói tín dụng 20 nghìn tỷ tạo cú hích cho thị trường bất động sản

Dành cho tầm trung

Thông tin về gói vay ưu đãi trị giá khoảng 20 nghìn tỷ đồng dành cho bất động sản (BĐS), ông Nguyễn Trần Nam, nguyên cho biết, đây là gói tín dụng hỗ trợ cho phân khúc trung bình, đang được các cơ quan chức năng đang gấp rút hoàn thiện đề án.

Về cơ bản, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ hỗ trợ tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại Nhà nước khoảng 20 nghìn tỷ đồng để thực hiện cho vay đối với người mua, nhận chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở/quyền sử dụng đất tại các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị. Các ngân hàng thương mại Nhà nước sẽ thực hiện cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở theo cơ chế thương mại thông thường với mức lãi suất dự kiến 7%/năm, ổn định trong 10 năm.

“Trong bối cảnh thị trường BĐS cả nước đang ở thời kỳ đầu của sự phát triển bền vững, bên cạnh hàng loạt chính sách phát triển mới sắp có hiệu lực, gói tín dụng này sẽ là một nhân tố quan trọng để đưa thị trường BĐS phát triển mạnh mẽ hơn”

Ông Nguyễn Trần Nam

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM cho biết, gói vay 20 nghìn tỷ có nhiều khác biệt so với , đó là chỉ có một đối tượng vay là người tiêu dùng mua nhà ở thương mại, không có chủ đầu tư dự án, nên ngân hàng sẽ không lo trường hợp sử dụng vốn sai mục đích. Thứ hai, gói 20 nghìn tỷ không khoanh vùng chỉ dành cho người thu nhập thấp, nên tạo cơ hội tiếp cận rộng rãi cho nhiều người có nhu cầu mua nhà. Thứ ba, gói vay có lãi suất ưu đãi cố định trong 10 năm sẽ kích cầu phân khúc nhà ở thương mại trung bình đang được nhiều người quan tâm.

“Hiện, người mua nhà ở có thể tìm đến các gói vay thương mại thông thường, nhưng các gói vay này chỉ hỗ trợ lãi suất ưu đãi trong 1- 2 năm đầu, về sau “thả nổi” khiến khách vay lo ngại. Do đó, nếu gói 20 nghìn tỷ cố định lãi suất ưu đãi suốt thời gian vay sẽ có tác dụng rất lớn để kích cầu thị trường BĐS trong thời gian tới”, ông Châu nhận định.

Bài học từ gói 30.000 tỷ

Theo ông Phạm Trung Hà, Tổng giám đốc Hòa Phát Land, xuất phát điểm của gói 20 nghìn tỷ nhằm tháo gỡ cho gói 30 nghìn tỷ. Bởi gói 30 nghìn tỷ khi triển khai gặp phải một số rào cản, dẫn tới sự chậm trễ giải ngân.

“Gói 30 nghìn tỷ quy định dành cho người thu nhập thấp. Nhưng người thu nhập thấp thì khó đạt được điều kiện chứng minh thu nhập để trả nợ do ngân hàng đưa ra. Hơn nữa, gói 30 nghìn tỷ chỉ dành cho những căn hộ trị giá từ 1,05 tỷ đồng trở xuống, khiến nhiều người có nhu cầu mua căn hộ trị giá hơn không thể vay mua”, ông Hà nói.

Theo ông Hà, nhu cầu nhà ở tầm trung đang chiếm đa số mà chưa có gói nào hỗ trợ vay dài hạn. Với các căn hộ tầm trung khoảng 1-2 tỷ đồng, hiện tại người mua nhà sẽ phải chọn các gói vay thương mại của các ngân hàng với mức lãi suất tương đối cao và bấp bênh. Do đó, nếu gói 20 nghìn tỷ có sự thông thoáng, sẽ tạo “cú hích” cho thị trường BĐS.

Ông Lê Hoàng Châu cũng kỳ vọng vào gói 20 nghìn tỷ đồng này, bởi nếu căn hộ có giá 1 tỷ đồng, được ngân hàng ưu đãi cho vay một nửa, thì người dân trả tiền mặt một nửa với lãi suất ưu đãi, tức là dòng tiền trên thị trường đã có thêm 20 nghìn tỷ đồng nữa. Có dòng tiền mới, doanh nghiệp bán được hàng tồn kho, có khả năng trả nợ gốc cho ngân hàng và nợ xấu ngân hàng sẽ được xử lý.

“Gói 30 nghìn tỷ đến ngày 31/5/2015 mới giải ngân được hơn 7.620 tỷ đồng trong tổng số tiền cam kết cho vay là hơn 14.160 tỷ đồng, chỉ đạt 25,4% giá trị gói vay. Tuy gói 20 nghìn tỷ khác gói 30 nghìn tỷ, nhưng về cơ bản đều là để hỗ trợ, kích cầu thị trường. Do đó, nên rút kinh nghiệm từ bài học gói 30 nghìn tỷ, cần tạo cơ chế thông thoáng hơn để người có nhu cầu vay tiền mua nhà dễ dàng tiếp cận, thì gói vay mới khả thi”, ông Châu gợi ý.

Báo Giao Thông Vận Tải

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>