Còn nhiều nỗi lo đối với nhà trọ

Những trận hỏa hoạn liên tiếp diễn ra tại các chung cư cao tầng ở địa bàn Hà Nội thời gian qua đã được cơ quan chức năng lên tiếng cảnh báo tới toàn bộ hệ thống các công trình nhà ở thương mại. Hành lang pháp lý về nhà ở cũng bổ sung thêm quy định về lập, thẩm duyệt, nghiệm thu công tác PCCC trước khi đưa dự án vào khai thác, hoạt động. Nhưng còn với thì sao?

Lượng nhà trọ hiện không đếm xuể nhưng chất lượng thì… tùy theo chủ nhân thiết kế lẫn người thuê tự bố trí vật dụng sinh hoạt. Có thể thấy, các khu trọ, nhà trọ cao từ 3-6 tầng ở khắp địa bàn Thủ đô gần như không có các biện pháp, công cụ đề phòng hỏa hoạn vốn có thể xảy đến bất cứ lúc nào.
Thuê được là…may

Theo tìm hiểu của PV tại hầu khắp những khu vực dày đặc các phòng trọ, nhà trọ cao tầng (xây dựng tự phát hoặc có phép), từ địa bàn mới lên cấp như Bắc – Nam Từ Liêm cho đến nơi vừa được chỉnh trang đô thị như Định Công, Kim Giang, Tân Mai… lượng khách thuê chủ yếu vẫn là học sinh, sinh viên, người lao động ngoại tỉnh.

Về , ngoài yếu tố về nội thất sinh hoạt (khép kín hoặc không), đơn giá “bất thành văn” từ lâu đã được áp dụng với nhà trọ: càng gần nhiều trường đại học, cao đẳng, chợ dân sinh, tuyến xe buýt thì giá càng đắt (so cùng cơ cấu diện tích phòng).

Cụ thể, cùng nằm trên trục đường Nguyễn Trãi (kéo dài từ Ngã tư sở tới trường ĐH Sư phạm Nhạc họa Trung Ương), những căn nhà trọ trong khu tập thể cơ khí Hà Nội, tập thể Thanh Xuân Bắc hoặc các ngõ lớn gần chung cư Nàng Hương bao giờ cũng có giá thuê cao hơn hẳn so với các căn tương đương trong làng Phùng Khoang hay Triều Khúc. Một sinh viên trường ĐH Quốc gia Hà Nội tên Minh Sơn (thuê tại phố Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân) cho biết, do tiện đi học (10 phút đi bộ từ nhà tới trường), lại nằm gần chợ dân sinh ở Thượng Đình, nên sinh viên này chấp nhận giá thuê đắt hơn 400.000 đồng so với thuê ở trong ngõ sâu đường làng Triều Khúc, xã Tân Triều.

Tương tự, một sinh viên tên Lan (ĐH Hà Nội) cũng phải “đặt cọc” giữ chỗ phòng thuê ở Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm) trước đó hai tháng để chắc suất một căn nhà trọ rộng 20m2 nằm trên tầng 3 ở khu trọ xây 6 tầng.

Để tiết kiệm diện tích, chủ nhà xây cầu thang bộ dạng xoắn ốc rất eo hẹp lại thiếu ánh sáng hoàn toàn, ban ngày cũng phải bật đèn nếu không rất dễ… bước hụt. Nguy hiểm hơn, mỗi phòng chủ nhà đều cho sinh viên thoải mái bày bếp ga, bình ga tự chế (dạng chiết xuất nhỏ) ngay phía trước cửa để nấu nướng. Đã từng có lần, bình ga bị rò rỉ khiến một người bị bỏng nhẹ…

Bám trụ ở căn phòng tầng 5 tại Triều Khúc gần 4 năm qua, cựu sinh viên tên Tuấn nhớ lại: Từ khi còn ngồi ghế nhà trường tới lúc đi làm như hiện nay, tôi vẫn luôn “chung thủy” với căn nhà trọ này. Căn nhà rộng chưa tới 18m2, nhà vệ sinh đi chung, nhưng được cái gia chủ gần như không tăng giá thuê (900.000 đồng năm 2011; đến năm 2015 tăng nhẹ lên 1,1 triệu đồng).

Đây quả là một trường hợp hiếm ở những “tụ điểm” phòng trọ như khu vực này. Vì đa phần, gia chủ đều không quên tăng giá qua từng năm. Đồng thời, họ cũng chỉ quan tâm tới doanh thu nên khách nào không “chịu” được thì cứ thế dời đi.

Theo thông số chưa đầy đủ, hiện trên địa bàn Hà Nội đang có khoảng hơn 1.000 đường, phố, ngõ mà xe chữa cháy không thể vào được. Đa số là các ngõ phố trong khu vực nội thành, đường liên thôn trong khu dân cư. Chưa kể nguồn nước phục vụ cho công tác chữa cháy tại địa bàn cũng rất hạn chế (trong năm 2010, vẫn có 13 huyện chưa có trụ nước chữa cháy)…

20160301153305 5ed8 Còn nhiều nỗi lo đối với nhà trọ

Nguy cơ cháy nổ luôn rình rập các khu nhà trọ dân sinh

Cháy nổ nhà trọ, ai lo?

Khoảng một năm trở lại đây, các khu trọ đua nhau mọc lên san sát tại những khu vực mới lên cấp đô thị. Có thể kể một số nơi tiêu biểu như Mễ Trì Thượng, Mễ Trì Hạ, Đình Thôn, Phú Đô, Nhân Mỹ, Vũ Tông Phan, Khương Hạ…

Không nằm ngoài cuộc “đua” tốc độ phát triển nhà trọ (theo hướng hiện đại – xây cao tầng, khép kín), phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm) hiện nay cũng có khoảng hơn 2.000 phòng trọ đang kinh doanh, phục vụ khách hàng sinh viên, người lao động ngụ cư.

Còn tại làng Phùng Khoang, mặc cho những dự án nhà ở thương mại (chung cư, liền kề) đã và đang hình thành từ nhiều năm qua, lượng nhà trọ cao tầng, dạng chung cư mini vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng lấn át.

Tìm tới khu nhà trọ nằm trong một con ngõ rộng vừa hai xe ga tránh nhau, PV không khỏi giật mình trước những nguy cơ gây mất an toàn nơi đây.

Ngôi nhà được xây cao 5 tầng, tầng 1 để xe kiêm luôn bán quán nước giải khát. 4 tầng còn lại gồm 5 phòng/mặt sàn với diện tích trung bình từ 10-15 m2 mỗi căn. Trước mỗi phòng là hành lang – lối đi chung có bề ngang chưa tới 1,5m được các phòng tận dụng làm bếp nấu ăn.

“Phòng hẹp quá nên bọn em buộc phải nấu ăn ngoài hành lang. Mùa đông thì không sao, nhưng mùa hè này thì sợ lắm anh ạ. Vì các tầng không có lỗ thoát khí nên mùi ga, mùi thức ăn, mùi rác thải nồng nặc cả ngày. Chưa kể, việc hút thuốc lá của một số người khiến tàn thuốc bay tự do – nguy cơ cháy rất cao” – Hải, sinh viên năm cuối trường Đại học Nội vụ than thở.

Chưa kể ngay phía trước những công trình “khép kín” theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng (vì xe cứu hỏa gần như không thể nào tiếp cận), là “ma trận” trên cao với hằng sa số các bó dây điện, cáp, viễn thông được tự do giăng mắc.

Cá biệt, không hiếm những căn phòng trọ ở tầng cao, chỉ cần mở cửa sổ ra là bắt “gặp” cả bó dây nhợ đủ chủng loại ngay trước mặt. “Sợ lắm anh ạ, mùa mưa năm trước, nhiều gia đình không dám mở cửa vì sợ gió to, dây điện đứt gây nguy hiểm” – bà Dung, một hộ dân sống trong làng Phùng Khoang lo lắng…

(Theo Thời báo kinh doanh)

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>