BĐS Việt Nam là kênh đầu tư có lợi nhuận cao
Hàng loạt các hiệp định Thương mại Tự do như TPP, FTA, EU và AEC sẽ thúc đẩy hơn nữa sự phát triển trong trung và dài hạn cho thị trường bất động sản (BĐS) (tại Việt Nam).
Cùng với đó, lãi suất ngân hàng, lạm phát đã giảm đáng kể và ổn định hơn trong 2 năm qua giúp cho hoạt động đầu tư vào lĩnh vực BĐS diễn ra tích cực hơn ở cả 2 TP lớn là Hà Nội và Tp.HCM, sự xuất hiện của nhiều quỹ đầu tư nước ngoài lớn liên kết với nhà đầu tư trong nước để cùng “chia phần” thị trường.
Các tổ chức nghiên cứu nước ngoài đánh giá, (tại Việt Nam) là quốc gia mới nổi đang trở thành tâm điểm của các dòng vốn quốc tế, trong đó thị trường BĐS vẫn là một lĩnh vực thu hút khá mạnh dòng vốn này trong thời gian tới. Giám đốc điều hành Tập đoàn VinaCapital, ông Andy Hồ cho rằng, với các giải pháp ổn định nền kinh tế vĩ mô của Chính phủ (tại Việt Nam) trong gần 2 năm qua, trong thời gian tới, các nhà đầu tư nước ngoài chắc chắn sẽ tiếp tục “bơm” tiền mạnh vào thị trường BĐS. Bên cạnh đó, việc mở van mức sở hữu trong các công ty niêm yết lên 100% sẽ giúp các công ty BĐS trong nước trở thành tầm ngắm của các quỹ đầu tư ngoại. Nhìn chung, trong những năm tới, thị trường BĐS (tại Việt Nam) sẽ rất “hot”.
Còn công ty JLL (tại Việt Nam) thì nhận định, đầu tư BĐS tại các thị trường mới nổi như (tại Việt Nam) luôn được coi là nơi đầu tư có rủi ro cao nhưng lợi nhuận có tiềm năng cao hơn. Những nhà đầu tư sẵn sàng tham gia vào các dự án liên doanh trong các thị trường này, nơi mà họ sẽ kết hợp với nhà đầu tư trong nước có nhu cầu hỗ trợ vốn để có một chỗ đứng trước tại thị trường mà sẽ trải nghiệm sự tăng trưởng theo cấp số nhân trong tương lai khi nền kinh tế các thị trường này tăng nhanh.
Đầu tư BĐS tại các thị trường mới nổi như (tại Việt Nam) luôn được coi là
nơi đầu tư có rủi ro cao nhưng lợi nhuận có tiềm năng cao hơn
Mặt khác, các thị trường mới nổi có những yếu tố tăng trưởng tiềm ẩn bao gồm gia tăng dân số và tỷ lệ đô thị hóa nhanh, các yếu tố này cho phép những nhà đầu tư, nhà phát triển dự án có thể tận dụng. Hiện nay, các TP lớn đang có sự đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng, do đó, một số khu vực sẽ được hưởng lợi từ gia tăng kết nối và sẽ làm tăng giá trị BĐS.
JLL (tại Việt Nam) nhận thấy tiềm năng to lớn trong sự phát triển kinh tế dài hạn của ngành BĐS (tại Việt Nam), khi thị trường dần phát triển và hoàn thiện hơn từ một thị trường cận biên chuyển thành thị trường mới nổi, đồng thời, khuôn khổ pháp lý và tình trạng quan liêu sẽ được cải thiện, chính điều này dẫn tới sự tăng trưởng đáng kể cho thị trường BĐS.
Nhưng nếu Chính phủ (tại Việt Nam) không tiếp tục đẩy mạnh quá trình cải cách những thủ tục hành chính liên quan thì khó giữ chân được các nhà đầu tư nước ngoài.
Đối với thị trường (tại Việt Nam) hiện nay, một số vấn đề nhà đầu tư sẽ đối mặt như: Giới hạn tiếp cận tín dụng trong phát triển BĐS; các vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và ngăn chặn sự hoàn thành nhanh chóng các dự án xây dựng địa ốc. Điều này có thể gây tốn thời gian và tăng chi phí.
Tuy những điều luật mới vừa được giới thiệu đã cho phép người nước ngoài được sở hữu BĐS tại (tại Việt Nam), nhưng các quy định hướng dẫn thi hành vẫn còn chậm ban hành.
Theo cảnh báo của JLL (tại Việt Nam), khi đầu tư vào các thị trường mới nổi là chu kỳ BĐS có xu hướng ngắn hơn so với các thị trường phát triển. Chẳng hạn, nếu thị trường đã chứng kiến tình trạng èo uột trong 4-5 năm thì có thể giả định 4-5 năm tiếp theo là giai đoạn tăng trưởng. Vì thế, các nhà đầu tư phải hết sức thận trọng.
(Theo Trí thức trẻ)
Leave a Reply