Những rủi ro tiềm ẩn bao vây BĐS Hà Nội

Các chuyên gia nhận định rằng, (BĐS) đang diễn biến phức tạp, sự sôi động đã kéo theo các đồng loạt khởi động, bùng nổ nguồn cung, nhưng kèm theo đó là những .

Rủi ro với các dự án tiềm lực yếu

Chuyện khởi động lại dự án diễn ra ngay từ đầu 2014 khi thị trường mới manh nha hồi phục. Đơn cử như chung cư AZ Lâm Viên (đường Nguyễn Phong Sắc) sau 4 năm “đắp chiếu”, bỗng nhiên dự án tái khởi động lại, thị trường đồn thổi dự án này đang đổi vận do có đại gia rót vốn.

Thực tế cho thấy, trong năm 2014 công trường AZ Lâm Viên như thay chiếc áo mới, biển nhà thầu được thay từ Vinaconex 1 sang Lạc Hồng. Dự án rầm rộ thi công lại từ tầng 4, cứ 8-10 ngày một sàn, đồng thời hoạt động mua bán căn hộ tại dự án cũng khởi động trở lại. Nhưng đến tầng 13 thì công trình bất ngờ dừng lại, cho đến nay chưa có dấu hiệu tiếp tục xây dựng. Lý do mà chủ đầu tư đưa ra là công trình phải tạm dừng do một số thủ tục pháp lý chưa hoàn chỉnh.

Hay chung cư Thành An Tower tại số 21 Lê Văn Lương cũng khởi động triển khai hồi đầu năm 2015, trong số hàng loạt dự án tái khởi động thì đây là dự án được giới kinh doanh quan tâm nhất bởi vị trí trung tâm với giá bán chỉ khoảng 29tr/m2.

Nhiều sàn BĐS cứ tung hàng là “hết nhẵn”, thậm chí giá chuyển nhượng lại còn cao hơn giá gốc. Công trường Thành An Tower cũng nhộn nhịp máy móc và công nhân khoan cọc làm hầm, rầm rộ triển khai… Thế nhưng, gần đây dự án này bỗng dưng ngưng lại, không còn máy móc trên công trường, công trình tạm dừng không rõ nguyên nhân.

Các dự án tương tự như Thành An Tower hay Az Lâm Viên không phải là hiếm. Chẳng hạn như Hattoco (Trần Phú – Hà Đông) khởi công từ 2009, do công ty cổ phần tư vấn Đầu tư Xây dựng Ba Đình làm chủ đầu tư, sau khi xây tới tầng 10 công trình phải dừng do thiếu vốn, đầu 2013 một đối tác đã thỏa thuận với chủ đầu tư rót thêm 500 tỷ để tái khởi động lại dự án và bán hàng ra thị trường, giao dịch căn hộ trở lại. Tưởng rằng dự án sẽ sớm được bàn giao, song đến nay công trình vẫn chưa xong thô, trong khi khách hàng như ôm “bom nổ chậm”.

Còn rất nhiều dự án nhà ở khác tái khởi động trở lại sau thời gian dài “án binh bất động”, ví dụ: Sky Garden Định Công sau nhiều lần dừng và tái khởi công, hiện nay vẫn chưa thể hoàn thiện để bàn giao cho khách hàng; Hồng Kông Tower tại số 243A Đê La Thành cũng là trường hợp điển hình sau khi chủ đầu tư xây xong hầm rồi để đó nhiều năm.

20151203144301 f732 Những rủi ro tiềm ẩn bao vây BĐS Hà Nội

Một chung cư xây dựng rồi “trùm mền” khiến khách hàng nếm trái đắng

Mong manh những dự án “tân binh”

Theo giới kinh doanh BĐS, hiện nay thị trường phục hồi trở lại là cơ hội cho các công ty địa ốc, họ đang tranh thủ “đu” theo thị trường để có thể đẩy hàng tồn kho. Điều khiến những đơn vị này lao đao trong suốt nhiều năm qua là do chi phí vốn vay và chi phí hoạt động công ty ngày càng tăng…

Nhưng những dự án có tiềm năng chỉ khi có sự tiếp sức của đại gia, các nhà phát triển BĐS có tiềm lực và uy tín. Còn ở thời điểm hiện tại, thị trường bắt đầu bùng nổ nguồn cung mới, theo đó danh sách dự án khởi động và có kế hoạch bán ra thị trường không đếm nổi. Có những dự án của các chủ đầu tư có tiềm lực mạnh nhưng cũng không ít dự án mới, vì vậy khó có thể thẩm định năng lực chủ đầu tư.

Hiện nay, trên thị trường đang xuất hiện khá nhiều dự án mới triển khai xây dựng để tung sản phẩm ra thị trường. Rât nhiều dự án mới làm sôi sục thị trường BĐS Hà Nội với sự vào cuộc của nhiều sàn BĐS.

Điển hình như Landmark 51, dự án được quảng cáo cao thứ 3 tại Hà Nội, nằm khu ngã tư Tố Hữu và Vạn Phúc (Hà Đông), do liên doanh Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Đà 1.01 và Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor) làm chủ đầu tư, với tổng vốn 988 tỷ đồng.

Chung cư HD Mon City (khu Mỹ Đình 1) được quảng bá có tổng vốn đầu tư lên đến gần 6.000 tỷ, quy mô trên 2000 căn hộ, do Công ty CP Đầu tư địa ốc Hải Đăng là chủ đầu tư. Chưa biết năng lực thực sự của chủ đầu tư này đến đâu, song so với những “ông lớn” BĐS quen thuộc trên thị trường thì Hải Đăng vẫn còn khá lạ lẫm, ngoài thông tin công ty này là công ty con của HD Mon Holdings – cái tên mới được đổi từ Công ty TNHH xây dựng công trình Hải Đăng sau khi tái cấu trúc.

Càng về cuối năm thì thị trường lại càng bùng nổ thêm dự án mới với những cái tên lạ lẫm như: The Garden Hill trên đường Trần Bình (Hà Nội) với 375 căn hộ; Tổ hợp nhà ở – Văn phòng làm việc và Dịch vụ Tabudec Plaza (Trần Phú – Hà Đông) do Công ty Cổ phần Xây dựng Phát triển nhà và Thương mại (Tabudec) làm chủ đầu tư; dự án BIDhomes Golden South với 874 căn hộ tại khu đô thị Định Công; Times Tower – HACC1 Complex Building trên đường Lê Văn Lương; chung cư Aquaspring, 282 Nguyễn Huy Tưởng;…

Điều này cho thấy rằng, đằng sau những tín hiệu tích cực của thị trường thì vẫn còn đó góc khuất của những dự án mới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhiều chuyên gia cho rằng, người mua nhà cần phải cần tỉnh táo để lựa chọn những dự án uy tín. Trong bối cảnh thị trường “lờ lờ nước hến” khách hàng cần thông thái để tránh “sập bẫy” giống giai đoạn “sốt” BĐS năm 2006-2010.

(Theo Infonet)

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>