Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp xây dựng còn nhiều khó khăn

Việc Cổ phần hóa các thuộc Bộ Xây dựng chưa đạt kế hoạch đề ra do tình hình thị trường chứng khoán ảm đạm, các khoản đầu tư kém hiệu quả, rất ít nhà đầu tư quan tâm nên rất khó khăn trong việc tìm kiếm người mua.

Trong tháng 8/2015 vừa qua, Bộ Xây dựng đã xem xét và phê duyệt chủ trương thoái vốn của 25 Công ty con thuộc các Tổng công ty, đã thoái vốn thành công tại 12 danh mục với tổng giá trị đầu tư là 244,66 tỷ đồng và giá trị thực tế thu về là 200,75 tỷ đồng.

Lũy kế đến hết 15/8/2015 đã thực hiện thoái vốn thành công tại 51 danh mục với giá trị đầu tư 1.301,9 tỷ đồng, thu về giá trị thực tế là 1.325,6 tỷ đồng, như vậy đạt 25,2% kế hoạch đề ra. Được biết, hiện các đơn vị đang tiếp tục thực hiện thoái vốn tại 25 danh mục với giá trị 1.763,8 tỷ đồng, như vậy chiếm 33,5% kế hoạch thoái vốn.

Theo kế hoạch phê duyệt thì tính đến hết năm 2015 có 170 danh mục cần thoái vốn với giá trị 5.256,4 tỷ đồng, gồm 11 danh mục thoái vốn một phần với giá trị 382 tỷ đồng và 159 danh mục thoái 100% vốn với giá trị 4.874,4 tỷ đồng.

Kết quả rà soát cho thấy, vẫn còn một số Tổng công ty còn chậm triển khai công tác thoái vốn như Tổng công ty Bạch Đằng, Hud, Fico.

20150908094038 7969 Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp xây dựng còn nhiều khó khăn

Trong thời gian tới, nhiều doanh nghiệp ngành xây dựng phải cổ phần hóa

Bộ Xây dựng nhận định, giá trị khoản đầu tư thực tế đã bị giảm do doanh nghiệp thua lỗ, tuy nhiên vẫn phải tính theo giá trị ghi trên sổ sách. Trong khi doanh nghiệp đã trích dự phòng lại không được sử dụng để bù đắp mà vẫn phải hoàn nhập vào vốn nhà nước nên dẫn đến doanh nghiệp sau cổ phần hóa phải gánh chịu khoản vốn nhà nước ảo.

Với công tác thoái vốn, bán cổ phần lần đầu, tình hình thị trường chứng khoán phục hồi chậm, hàng hóa được chào bán nhiều, cổ phiếu trong lĩnh vực xây dựng không hấp dẫn… vì vậy rất khó khăn trong việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược quan tâm mua cổ phần lần đầu khi cổ phần hóa và các khoản thoái vốn của doanh nghiệp.

Hơn nữa, chưa có quy định cụ thể về trình tự, cũng như thủ tục bán cho nhà cổ đông chiến lược như việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký và giới hạn thời gian tìm kiếm cổ đông chiến lược, thủ tục đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược, quy trình bán trước khi IPO hoặc sau khi IPO như thế nào…

Theo đó, Tổng Công ty Licogi sẽ hoàn thành việc bán cổ phần cho Nhà đầu tư chiến lược, người lao động trong tháng 8/2015 và trong quý III/2015, chính thức chuyển đơn vị này thành công ty cổ phần. Còn Lilama, Fico, CC1 và tổ chức IPO trong quý III/2015. Đến quý IV/2015 tiến hành đại hội đồng cổ đông lần đầu.

Trong quý IV/2015, Tổng công ty Coma và VNCC thực hiện các thủ tục bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng, tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu và đăng ký công ty cổ phần.

Theo dự kiến, Tổng công ty Vicem, Hud, Sông Đà, VNCC và Idico sẽ thực hiện IPO trong quý I/2016 và chính thức chuyển sang công ty cổ phần từ quý II/2016.

(Theo Vef)

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>