Làm “đường đắt nhất hành tinh” là do nhà quản lý yếu kém

Hai con số được dư luận quan tâm nhiều nhất về nối từ Hoàng Cầu tới nút giao Láng Hạ – Giảng Võ, TP. Hà Nội (đoạn 3 của Vành đai I) là dài gần 700m, tổng vốn đầu tư 1.767 tỷ đồng.

Đoạn đường này có suất đầu tư đắt nhất tại Việt Nam, thậm chí là đắt nhất trong khu vực với hơn 2,5 tỉ đồng/m nên được nhiều người gọi là “”.

Xoay quanh vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với TS. Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội, nguyên kiến trúc sư trưởng TP. Hà Nội.

20150606084920 350b Làm đường đắt nhất hành tinh là do nhà quản lý yếu kém
TS. Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội, nguyên
kiến trúc sư trưởng TP. Hà Nội

– Hiện nay, có ý kiến cho rằng quy hoạch đường Vành đai I được xây dựng muộn, lại chậm thực hiện dẫn đến giá triển khai các dự án rất cao (trong đó nhất là chi phí giải phóng mặt bằng quá lớn). Về vấn đề này, ông nhận định như thế nào?

Thực tế, quy hoạch của toàn tuyến đường vành đai I đã được xây dựng cách nay 15 năm (đưa ra từ năm 1998 đến năm 2001 mới được phê duyệt). Bên cạnh mục đích chống ùn tắc cho khu vực nội đô, quy hoạch tuyến đường này còn đặt ra mục tiêu tạo lập một diện mạo đô thị khang trang cho hai bên tuyến đường.

Nhằm hướng đến mục tiêu này, ngay từ đầu, TP. Hà Nội đã đưa ra yêu cầu khi triển khai dự án sẽ không chỉ tiến hành giải phóng mặt bằng trong chỉ giới mà còn thu hồi thêm diện tích đất hai bên đường nhằm tạo quỹ đất sạch và thu hút đầu tư để bù đắp chi phí làm đường.

Lúc bấy giờ TP. Hà Nội không đủ nguồn lực, chi phí để triển khai phương án nêu trên nên sau đó đã phải điều chỉnh quy hoạch. Cụ thể, chủ trương mới là tập trung vào giải phóng mặt bằng để thực hiện tuyến đường trước, tiến hành chỉnh trang hai bên đường sau.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng không suôn sẻ vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Đến bây giờ, chúng ta mới nhận ra bài học kinh nghiệm. Đoạn 1 từ Kim Liên – Ô Chợ Dừa từng được coi là “đắt nhất hành tinh” tới đoạn từ Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu lại còn đắt hơn nữa. Bây giờ, đoạn 3 từ Hoàng Cầu tớinút giao Giảng Võ – Láng Hạ chuẩn bị triển khai sẽ tiếp tục phá kỷ lục “đắt nhất hành tinh”, nguyên nhân chủ yếu là do chi phí giải phóng mặt bằng quá cao.

20150606085043 8d64 Làm đường đắt nhất hành tinh là do nhà quản lý yếu kém
Bản vẽ sơ bộ kế hoạch xây dựng “đường đắt nhất hành tinh”

– Thưa ông, ông có thể nói rõ hơn nguyên nhân khách quan, chủ quan cụ thể ra sao?

Đầu tiên, nguyên nhân chủ quan là vì công tác thiếu chặt chẽ, đặc biệt là khâu xây dựng tại hai bên đường. Điều đó một phần là do năng lực của địa phương và cũng cơ chế, chính sách chưa đồng bộ.

Thành phố đã cho phép người dân xây nhà tạm để ở khi phương án giải phóng cả hai bên đường chưa tiến hành được. Quy định khi đó là người dân chỉ chỉnh trang, cải tạo theo hiện trạng hoặc được xây dựng nhà ở tạm với quy mô 2 tầng. Nhưng không hiểu quản lý như thế nào mà người dân vẫn xây tới 3-4 tầng. Do đó, bây giờ chi phí giải phóng mặt bằng chắc chắn sẽ cao hơn dự kiến.

Thứ đến là nguyên nhân khách quan, cái này thì ai cũng nhìn thấy là do kinh tế phát triển, giá đất ngày càng cao hơn nên mức giá bồi thường đương nhiên phải cao hơn so với thời điểm lập quy hoạch.

– Dư luận lâu nay vẫn phản ánh, Hà Nội mất nhiều tiền để làm đường Vành đai I nhưng vẫn không tạo ra cảnh quan đô thị đẹp. Để cải thiện vấn đề này, có giải pháp nào không, thưa ông?

Thực tế, đúng là trên đoạn 1 (Kim Liên – Ô Chợ Dừa), đoạn 2 (Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu) đang tồn tại rất nhiều nhà siêu méo, siêu mỏng nhếch nhác làm mất mỹ quan đô thị. Thành phố đã mất nhiều tiền để xây dựng đường Vành đai I nhưng có thẻ nói “có đường mà không có phố”, nghĩa chỉ đạt mục tiêu giải quyết vấn đề giao thông chứ chưa đạt được mục tiêu cải tạo cảnh quan đô thị.

Đó có thể xem là bài học kinh nghiệm để thành phố tiếp tục triển khai đoạn 3 từ Hoàng Cầu tới nút giao Láng Hạ – Giảng Võ. Đối với đoạn đường này, Hà Nội sẽ xây dựng theo cơ chế đặc thù đã được Quốc hội chấp thuận trong Luật Thủ đô (bắt đầu có hiệu lực từ năm 2013). Đó là mở đường thì phải giải phóng mặt bằng cả hai bên đường, nghĩa là diện tích mặt bằng phải giải phóng cần rộng hơn, chi phí cũng sẽ lớn hơn nhưng phải làm như thế thì cảnh quan đô thị đẹp mới được hơn.

– Trân trọng cảm ơn ông!

(Theo Pháp luật Tp.HCM Online)

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>