Tin nhắn nhà đất ‘lộng hành’ dịp cuối năm

, trong khi các dự án nhà ở đang dốc sức “săn” khách hàng thì cũng là lúc nhiều người vô cùng bức xúc khi liên tục nhận được những chào bán .

Sau một thời gian yên ắng, càng về cuối năm thì tình trạng nhắn tin rác rao vặt (BĐS) lại có xu hướng nở rộ. Lý do là bởi những tháng cuối năm này, áp lực doanh số tăng cao cũng khiến cho môi giới nhà đất gia tăng đủ mọi hình thức tìm kiếm khách hàng. Trong đó, spam bằng tin nhắn vẫn được ưu tiên do chi phí rẻ, dù đây được coi là phương pháp “mò kim đáy bể”.

Anh Nam ở Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, không hiểu sao môi giới có số của anh, họ gửi tin nhắn đủ các loại dự án từ chung cư giá rẻ đến biệt thự cả chục tỷ đồng. Thậm chí, họ gửi đủ khung giờ, hôm sáng sớm đã nhắn, có hôm tối muộn cũng nhắn khiến anh thấy khiếp sợ.

Chị Minh Hà ở Thanh Xuân (Hà Nội) cũng gặp tình trạng tương tự. Chị kể, có hôm ngồi kiểm tra lại các tin nhắn chị còn đếm được tổng số 15 tin nhắn rao bán căn hộ, biệt thự, liền kề trong 1 ngày. Chị Hà bức xúc cho hay, mới đầu chỉ nhận được 1 – 2 tin nhắn mỗi ngày thì chị thấy bình thường nhưng cả tuần hầu như ngày nào cũng nhận cả chục tin nhắn khiến chị thực sự cảm thấy khó chịu và mất thời gian. Theo chị Hà, quảng cáo, buôn bán kiểu này chẳng khác gì “khủng bố” khách hàng.

Còn anh Quân (Hoàng Mai – Hà Nội) không chỉ được “săn đón” suốt ngày bằng những tin nhắn điện thoại mà thời gian vừa qua, anh cũng “điên đầu” vì những email giới thiệu, rao bán nhà đất. Theo lời kể của anh Quân, gần đây nhất anh nhận được những email có nội dung dài lê thê để giới thiệu bán dự án chung cư ở Hà Nội, rao bán đất ở Sài Gòn, Đà Nẵng,…

20151229144429 81e9 Tin nhắn nhà đất lộng hành dịp cuối năm

Trong khi các dự án nhà ở đang dốc sức “săn” khách hàng thì cũng là lúc nhiều người vô cùng bức xúc khi liên tục nhận được những tin nhắn rác chào bán nhà đất

Đúng là không trừ một ai, tới cả anh Bình An, người hoạt động trong lĩnh vực BĐS cũng phải thừa nhận, chỉ cần tham quan một sàn bất động sản, rồi để lại số. Lập tức sau đó hàng loạt sàn khác đều biết, không chỉ trong Nam mà cả ngoài Bắc cũng có số liên lạc. Người này cho hay, danh sách các số điện thoại bị anh chặn trên điện thoại tới nay đã lên tới cả hàng trăm số.

Tuy nhiên, khi mang thông tin một dự án đang quảng cáo rầm rộ qua tin nhắn hỏi chủ đầu tư, khá bất ngờ là chủ đầu tư cũng “giật mình” không biết và họ cũng không trực tiếp phân phối hàng theo kiểu này. Việc spam SMS bán dự án BĐS không phải là chủ trương của chủ đầu tư, mà phần lớn là của các đại lí môi giới, các nhân viên môi giới và các cộng tác viên môi giới.

Không ít chủ đầu tư dự án chia sẻ rằng, họ không hài lòng với kiểu bán hàng như vậy. Vì sản phẩm BĐS có giá trị lớn do vậy khách hàng nếu muốn mua họ sẽ tự tìm hiểu kỹ thông tin và chắc chắn họ cũng sẽ tìm đến đơn vị uy tín để giao dịch, mua bán.

Đáng nói, khi hàng loạt tin nhắn với những lời mời chào khuyến mãi hấp dẫn thì chủ yếu là do các sàn tự chiết khấu để bán hàng chứ không phải là chính sách của chủ đầu tư. Một vị giám đốc sàn BĐS tại quận Hà Đông tiết lộ, chính các đơn vị bán hàng đưa khuyến mãi ra với mong muốn đẩy hàng nhanh vì đã trót “cam kết” với chủ đầu tư về tiến độ bán hàng. Vì nếu không đảm bảo chủ đầu tư sẽ phạt các đơn vị phân phối. Do vậy, với áp lực doanh thu, tiến độ, nhiều sàn đã sử dụng các chiêu bài quảng cáo để kéo được khách hàng.

Mặc dù đang gây ra phiền phức đối với nhiều người nhưng có lẽ cách quảng bá sản phẩm qua tin nhắn sẽ khó bỏ khi mà một nhân viên môi giới cho biết, cứ thử hình dung một dự án có vài nghìn đến hàng chục nghìn căn hộ và cũng có tới hàng nghìn nhân viên môi giới bán hàng, cho nên nếu không nhắn tin trực tiếp như thế thì người mua đâu có biết đến mình là ai. Kể cả gửi cả nghìn tin nhắn mà vẫn có 1-2 khách hàng mua nhà cũng là hiệu quả lắm rồi.

Cũng theo môi giới này, nếu xét về kinh phí thì quả thực việc spam SMS thuê so với các chi phí bán hàng, tiếp thị khác khá rẻ. Đa số các dịch vụ chạy spam SMS thuê đều lấy phí các tin nhắn gửi đến các nhà mạng với mức 20-30 đồng/SMS. Vậy nên bất kì một cá nhân hay nhân viên môi giới nào cũng có thể tự bỏ tiền ra làm. Không có gì ngạc nhiên khi gần 100% tin nhắn spam kiểu này đều kèm theo số điện thoại cầm tay cá nhân của môi giới.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM đánh giá, tuy tin nhắn rác rao bán BĐS đang gây ra phiền toái cho nhiều người không quan tâm và không có nhu cầu về BĐS, nhưng không thể phủ nhận được rằng đối với những người đang có nhu cầu thực và muốn mua BĐS thì đây là một kênh thông tin có ích đối với họ. Nếu họ có nhu cầu thực sự hơn nữa thì chỉ cần một cuộc gọi cho liên hệ lại họ sẽ được môi giới tư vấn nhiệt tình.

Theo ông Châu, không bàn đến hiệu quả của cách làm này, chiêu thức quảng cáo bằng tin nhắn rác đã cho thấy một điều rằng, nguồn cung BĐS hiện nay đang rất dồi dào và đây là cơ hội tốt để người mua có thể dễ dàng chọn được một sản phẩm hợp với nhu cầu của mình.

(Theo Trí thức trẻ)

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>