Dòng vốn ngoại theo TPP chảy vào BĐS Việt Nam

Nghiên cứu của Khối nghiên cứu kinh tế thuộc HSBC cho thấy, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương () có khả năng sẽ tăng thu nhập quốc dân của Việt Nam 10% vào năm 2020. Còn lại phụ thuộc vào chính Việt Nam để có thể thực sự hưởng lợi từ hiệp định này.

Việt Nam là “tâm chấn” trên thị trường thế giới

Theo nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam, ngay sau khi có thông tin các phiên đàm phán TPP đã kết thúc tốt đẹp, trong giai đoạn 5-10 năm tới thị trường Việt Nam sẽ hoàn toàn khác và sẽ đóng vai trò là cửa ngõ kết nối với nhiều nền kinh tế khác trong khu vực và vươn ra cả các nước tiên tiến khác.

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), TS. Võ Trí Thành nhận định, cộng đồng kinh tế quốc tế đang đánh giá khối các quốc gia ASEAN là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất. Việt Nam sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trên sân chơi thương mại toàn cầu này.

Về vấn đề đó, ông Thành lý giải thêm, chưa có một quốc gia nào như Việt Nam khi trong một thời gian ngắn đã đàm phán và tham gia một loạt các hiệp định kinh tế đa phương và song phương. Điều này sẽ mang lại những cơ hội to lớn về phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư là điều không còn bàn cãi.

Ông Thành khẳng định, có thể nói rằng Việt Nam đang đi trước một bước rất nhanh trong quá trình hội nhập. TPP đang tạo ra cơ hội lớn cho rất nhiều nhà đầu tư quốc tế và họ đã hiện diện tại Việt Nam để chờ thời cơ này.

Còn chuyên gia kinh tế, TS. Lê Bá Chí Nhân cho rằng, ngoài một số ngành có khả năng thu hút một lượng lớn vốn FDI thì BĐS có thể khẳng định rằng sẽ là lĩnh vực nóng nhất trong xu hướng này. Điều đó có thể là do các nhà đầu tư tiềm năng thấy rõ xu hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong những năm tiếp theo, vì vậy sẽ tiếp tục đầu tư để có sản phẩm phục vụ cho giai đoạn mới khi mà nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn đặt cơ sở sản xuất tại Việt Nam.

Yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển của thị trường BĐS hiện nay là dòng vốn. Theo đó, dòng vốn bao gồm các quỹ đầu tư và các khoản cho vay của ngân hàng trong thời gian qua đã đổ vào Việt Nam khá nhiều để phát triển những dự án BĐS chuẩn quốc tế, khu đô thị. Nguồn vốn FDI chủ yếu đến từ các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… đổ vào lĩnh vực BĐS với con số dự báo sẽ tăng trong vòng 2 đến 3 năm tới đây.

Bà Dương Thùy Dung, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn của CBRE Việt Nam cho hay, trong thời gian tới, những nhà đầu tư của Malaysia, Singapore và Hàn Quốc đang bắt đầu kế hoạch thiết kế, phát triển và sẵn sàng khởi công các dự án lớn trong khi chủ đầu tư Nhật Bản và các liên doanh đang tìm kiếm đất phát triển dự án, đồng thời tăng cường chiến lược gia nhập thị trường Việt Nam.

20151006174647 5d13 Dòng vốn ngoại theo TPP chảy vào BĐS Việt Nam

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có khả năng sẽ tăng
thu nhập quốc dân của Việt Nam 10% vào năm 2020

Tương tự điểm đó, Tổng Giám đốc CBRE Việt Nam Marc Townsend nhận định, Việt Nam đang ở giửa “tâm chấn” của những hiệp định mang lại lợi ích to lớn là các định chế của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hiệp định thương mại tự do (FTA), Ủy ban châu Âu (EU), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và mới nhất là Hiệp định TPP. Như vậy, Việt Nam không có lựa chọn nào khác là phải đồng hành cùng với quá trình này và phải tiếp tục cải thiện hệ thống pháp luật.
Doanh nghiệp địa ốc Việt sẽ phát triển lớn mạnh

Theo các dự báo, với gần 90 triệu dân với dân số trẻ cơ cấu cao và mức thu nhập ngày một tăng đã tạo nên sức cầu lớn về nhà ở. Nhiều năm qua, BĐS đã luôn dẫn đầu về thu hút đầu tư so với các lĩnh vực kinh tế khác. Lĩnh vực BĐS đã trải qua nhiều thăng trầm, song mức độ quan tâm chưa bao giờ giảm ngay cả trong thời điểm khủng hoảng. Mặc dù tài chính, chứng khoán phục hồi, tuy nhiên vẫn mang những tín hiệu chưa bền vững, do vậy thị trường BĐS lại một lần nữa là trọng tâm của sự chú ý với nhiều nhà đầu tư tìm đến cùng hàng trăm dự án.

Ông Felix Lai, Giám đốc Đầu tư Tập đoàn Gaw Capital Partners tại Việt Nam nhìn nhận, thị trường đang ở trong thời điểm sôi động nhất nhờ vào một chính sách ổn định kinh tế vĩ mô trong những năm gần đây. Nhất là Chính phủ Việt Nam đã kịp thời có nhiều chính sách hỗ trợ riêng cho và tháo gỡ nhiều rào cản giúp các nhà đầu tư ngoại tin tưởng hơn vào khả năng phát triển bền vững và cạnh tranh cao tại Việt Nam. Nếu so sánh với một số nước trong khu vực, ngay cả Trung Quốc thì nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang có mức tăng trưởng khá tốt.

Cũng theo ông Lai, hiện nay doanh nghiệp BĐS của Việt Nam chuyên nghiệp và kỹ năng quản lý cao hơn nên bắt đầu có sự hợp tác phát triển dự án tốt với các đối tác nước ngoài để cùng phát triển các dự án địa ốc quy mô lớn. Đây cũng chính là lý do vì sao tập đoàn của ông đang đầu tư vốn mạnh vào thị trường BĐS Việt Nam.

Bên cạnh đó, ông Marc cho rằng, lý do mà họ đến với Việt Nam xuất phát từ những yếu tố phát triển BĐS rất thuận lợi như tốc độ đô thị hóa tăng cao, chính trị ổn định, dân số trẻ, chính sách phát triển thị trường BĐS đã cởi mở và thông thoáng hơn nhiều. Do vậy mà ngày càng nhiều nhà đầu tư BĐS đa quốc gia tăng tốc đầu tư vào thị trường BĐS Việt Nam nhằm tạo tính cạnh tranh mạnh mẽ cho thị trường.

Ông Marc nhấn mạnh, chính nguồn vốn đầu tư nước ngoài này mà các nhà đầu tư đa quốc gia đã giới thiệu các thông lệ đầu tư quốc tế cũng như tính tuân thủ trong nội bộ công ty và quản trị doanh nghiệp… Những kinh nghiệm quốc tế như vậy sẽ mang lại những điều hữu ích cho thị trường BĐS Việt Nam, đồng thời giúp doanh nghiệp BĐS trong nước ngày càng lớn mạnh.

(Theo Trí thức trẻ)

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>