Cần có những chính sách đặc thù cho thị trường bất động sản Tp.HCM

Sự phát triển của thị trường chịu ảnh hưởng rất lớn từ chính sách, pháp luật. Tp.HCM vốn có đặc thù của một đô thị đông dân, tốc độ đô thị hóa nhanh nên cũng cần có những để có thể phát triển bền vững.

Những ý kiến trên được các nhà nghiên cứu, chuyên gia bất động sản đưa ra trong buổi tọa đàm thứ hai của chuỗi các tọa đàm tiếp thu ý kiến nhằm xây dựng “Đề án phát triển thị trường giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025 và tầm nhìn đến 2030”. Chương trình này đã được UBND Tp.HCM giao Sở Xây dựng chủ trì.

Tại cuộc tọa đàm thứ hai diễn ra vào sáng ngày 2/10 với chủ đề “Tiềm năng và dự báo xu hướng phát triển của thị trường bất động sản Tp.HCM”, TS. Phạm Thái Sơn, đến từ Đại học Việt Đức, đại diện một đơn vị tư vấn đề án nhận xét, thị trường bất động sản Tp.HCM đang có khá nhiều thuận lợi cũng như tiềm năng để phát triển trong tương lai. Trong đó, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào thị trường vẫn đang tiếp tục tăng, mức sống, thu nhập của người dân ngày càng cải thiện khiến nhu cầu về nhà ở cũng tăng theo.

20151003094229 c111 Cần có những chính sách đặc thù cho thị trường bất động sản Tp.HCM

Một dự án căn hộ chung cư đang được triển khai tại địa bàn quận 2, Tp.HCM

Tuy vậy ông Sơn vẫn bày tỏ sự lo lắng khi thị trường bất động sản Tp.HCM sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức như dân số đông và dân số cơ học phát triển nhanh, trong khi cơ sở hạ tầng, giao thông vẫn chưa đồng bộ, khó có thể theo kịp mức gia tăng dân số.

Trogn khi đó, ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó chủ tịch UBND Tp.HCM, cho rằng Tp.HCM hiện là một trung tâm kinh tế, tài chính lớn của đất nước với sức hút nguồn lực lao động rất mạnh mẽ từ khắp các nơi đổ về. Điều này khiến cho nhu cầu về nhà ở tăng nhanh. Ông Tài nhận xét, để giải được bài toán phát triển thị trường bất động sản bền vững cho thành phố, trước hết, cần phải tính toán đến phương án liên kết vùng.

Cụ thể, ông Tài cho rằng không chỉ phát triển đô thị vệ tinh cho Tp.HCM mà cần phải biến các đô thị này thành vệ tinh của cả vùng phía Nam. Tuy nhiên, muốn làm được điều này, Tp.HCM phải có những cơ chế riêng trong phát triển và quản lý đô thị, nhà ở.

Cũng theo ông Tài, một số quy định hiện nay vẫn còn thiếu thực tiễn nếu áp dụng tại Tp.HCM, cần phải xem xét lại. Chẳng hạn như quy định doanh nghiệp phải dành ra 20% diện tích trong một dự án nhà ở thương mại làm nhà ở xã hội sẽ không khả thi, nguyên do là vì hai loại hình nhà ở này có đối tượng khác nhau về thu nhập, lối sống nên nhu cầu cũng khác nhau.

Đại diện phía doanh nghiệp bất động sản, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA), đánh giá các chính sách liên quan đến việc bồi thường đất khi làm dự án và tiền sử dụng đất hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, gây ảnh hưởng lớn đến thị trường bất động sản.

Ông Châu lấy dẫn chứng, hơn 600 dự án hiện đang nằm “bất động” tại Tp.HCM phần lớn là do doanh nghiệp không đủ tiền bồi thường đất cho các hộ dân theo giá thị trường. Ông Châu đề nghị Tp.HCM nên xem xét lại các yếu tố này.

Ngoài ra, đại diện HoREA cũng mong muốn cơ chế, chính sách của Nhà nước để phát triển thị trường bất động sản sắp tới phải làm sao tạo ra sự minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và bền vững.

(Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online)

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>