Áp dụng “chiêu trò” môi giới BĐS của ông trùm Donald Trump
Donald Trump được xem là một trong những ông trùm trong giới bất động sản (BĐS) Mỹ. Ông trùm này sở hữu khối tài sản khổng lồ với vô số các khách sạn nổi tiếng, văn phòng, casino, các khu giải trí và nhiều khu chung cư cao cấp tại nhiều thành phố lớn trên toàn cầu.
Vậy điều gì đã làm nên sự thành công của con người mạo hiểm đến liều lĩnh này? Đó chính là kỹ năng môi giới BĐS, khả năng thương thuyết để giữ lại cho riêng mình bằng mọi giá một BĐS được coi là những con “gà” đẻ trứng vàng cho ông. Donald Trump cho rằng, trong việc môi giới BĐS nên áp dụng các thủ thuật sau:
Không để cảm giác hợp lý về BĐS đánh lừa
Bạn sẽ làm gì khi giao dịch BĐS và nghe được những thông tin có vẻ rất hợp lý nhưng lại chưa được kiểm chứng? Chẳng hạn như, căn nhà này hiện nằm trong khu quy hoạch của thành phố và nó sẽ tăng giá trong vòng 2 năm tới. Thông tin đó cứ lập đi lập lại trên các tạp chí, các báo cáo hay từ người bán. Bạn quyết định sẽ trả giá cao hơn? Người mua BĐS nào cũng có suy nghĩ đó. Tôi nghĩ rằng, bạn đã bị đánh lừa bởi “cảm giác hợp lý”. Đó là sự nhẹ dạ của những người tin vào những thông tin nghe được từ các phương tiện thông tin đại chúng hay một vài nguồn thông tin từ chính quyền hoặc đọc được từ các văn bản. Nó âm thầm ảnh hưởng đến quyết định của tất cả mọi người.
Vậy làm thế nào để tránh được hiệu ứng của “cảm giác hợp lý”?
Lời khuyên là, ban không nên tiếp nhận thụ động mọi điều nghe được từ những người bán, những người mua, nhân viên môi giới, người đi thuê, các chuyên gia hoặc những gì bạn đọc hay xem được trong ti vi như thể chúng chính xác đến mức được khắc vào đá. Bạn cần sẵn sàng chấp nhận việc đào bới lại thông tin để xác nhận lại sự thật đằng sau bất kỳ một dự án nào bạn tham gia.
Sử dụng nguyên tắc về “cảm giác hợp lý” như thế nào để phục vụ cho lợi ích của mình?
Donald Trump – ông trùm BĐS Mỹ. Ảnh: huffingtonpost
Bây giờ bạn đã biết được ảnh hưởng của sự rõ ràng, tính hợp pháp đối với những điều khác và thật dễ dàng để sử dụng nó cho lợi ích của bản thân. Bạn hãy thuê những người viết, tạo ra những bài báo, những quảng cáo và những báo cáo nghe có vẻ hợp lý. Sau đó, quảng cáo những điều đó trên các phương tiện thông tin đại chúng và nhấn mạnh vào “giảm giá lần cuối”, “chào giá đặc biệt”, “thiết kế đặc biệt”, đó là “những căn hộ cho thuê cuối cùng”, “phần cho thuê cuối cùng của chủ thầu” hoặc một câu nào đó tương tự nhằm tạo ra mong muốn sở hữu BĐS của bạn.
Hãy sử dụng trí tưởng tượng phong phú của bạn nhưng mọi thứ phải thật khéo léo để đạt được hiệu quả.
Hãy làm cho BĐS của bạn trở thành sản phẩm độc nhất!
Một trong những bản chất cơ bản của con người là chúng ta ai cũng mong muốn có thứ mà người khác muốn có hoặc không ai khác có được. Nếu bạn nói với ai đó rằng, bạn không muốn bán một khu BĐS của mình, có thể họ sẽ muốn có được khu BĐS đó hơn. Thậm chí, có thể họ sẽ bám theo bạn cho đến khi bạn phải đưa ra một mức giá nào đó. Điều đơn giản là một thứ gì đó có số lượng giới hạn sẽ tạo ra mong muốn sở hữu nó.
Bất kỳ cuộc thương lượng BĐS nào cũng cần lập kế hoạch trước
Hầu hết người môi giới BĐS đều cho rằng giao dịch có thành công hay không phụ thuộc vào sự may mắn. Điều này không đúng, không có sự may mắn trong bất kỳ giao dịch nào cả. Để một giao dịch thành công, bạn phải nắm được sức mạnh của việc lập kế hoạch trước trong việc đàm phám. Các bạn, hoặc không biết cách chuẩn bị trước cho cuộc đàm phán hoặc ngay cả khi có kiến thức cần thiết cũng quá lười trong việc để dành thời gian làm việc này nên thường tin vào sự may rủi và tốn kém nhiều để sửa chữa những lỗi đã gây ra. Tôi cho rằng, chúng ta có thể đoán trước được những câu hỏi mà mình sẽ nhận được khi ngồi vào bàn đàm phán, nhờ vậy, chúng ta có thể đưa ra được những câu trả lời khéo léo và đáp ứng được mong muốn của người đưa ra câu hỏi.
Với một câu hỏi nhạy cảm, khả năng đưa ra câu trả lời nhanh nhất và chín chắn sẽ đem lại cảm giác thoả mãn cho người đặt câu hỏi. Mặc dù bạn có thể đã suy nghĩ về câu hỏi đó trước thì việc lập kế hoạch trước sẽ cho phép bạn phản ứng lại một cách tự nhiên như là bạn vừa mới biết và nghĩ về nó. Bạn có thể nói “thế ý kiến này thì thế nào?” hoặc “Tôi vừa nghĩ đến một điều có lẽ sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn”.
Thực tế là, việc suy nghĩ tự nhiên của bạn giống của họ sẽ tạo ra một không khí tin tưởng chung và thoải mái trên bàn đàm phán. Bên cạnh đó, việc lập kế hoạch trước cũng nên bao gồm cả việc tìm những bài viết trên báo hoặc tạp chí để hỗ trợ cho luận điểm, ý kiến của bạn. Những con số thống kê từ những nguồn tin cậy cũng có hiệu quả trong việc thuyết phục đối tác vì chúng bao hàm “cảm giác hợp lý”.
Đàm phán xong rồi có cần lập kế hoạch không? Tôi cá là nhiều bạn nói không? Các nhà đầu tư BĐS thường có suy nghĩ rằng, việc mua hoặc bán BĐS chỉ là cuộc đàm phán duy nhất với một lần chuẩn bị. Thực tế không đúng như vậy. Đó là một chuỗi của hàng trăm cuộc đàm phán (có thể) với rất nhiều giai đoạn khác nhau.
Mỗi một cuộc điện thoại có thể coi là một lần đàm phán, mỗi một lá thư gửi đi là một vòng đàm phán, mỗi một lần giao tiếp trong thực tế chính là một cuộc đàm phán. Và chúng ta cần phải xử lý chúng riêng biệt với nhau để có được kết quả cuối cùng là điều bạn mong muốn.
Đừng cố mua/bán BĐS quá nhanh
Nếu bạn cố gắng thương thuyết hợp đồng một cách nhanh chóng, hiển nhiên là một bên tham gia sẽ quên mất một điều gì đó quan trọng. Hơn nữa, điều này sẽ chỉ trở nên rõ ràng sau khi hợp đồng được ký kết và khi đó, đã quá muộn để sửa chữa những sơ suất. Một điều rất đáng lưu ý là những cuộc đàm phán kết thúc quá nhanh thường để lại cảm giác bất an cho một bên tham gia. Một hợp đồng được ký kết nhanh chóng thường vi phạm rất nhiều nguyên tắc đàm phán cơ bản và rất hiếm khi là một cách tiếp cận đúng đắn. Bạn càn cẩn thận tối đa khi đẩy nhanh tốc độ đàm phán và thường thì cách làm tốt nhất vẫn là đàm phán từ từ.
Lý do là, việc thoả mãn lòng tự trọng của cả hai phía trong quá trình đàm phán là điều cần thiết để có được một kết luận được cả hai bên cùng chấp nhận. Hãy nhớ rằng, từ đàm phán bao gồm cả nghĩa “lòng tự trọng” trong đó. Mỗi người tham gia đàm phán phải cảm thấy rằng, mình đã giành được một số nhượng bộ khó khăn từ đối phương và được thoả mãn lòng tự trọng của mình rằng mình đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tôi còn phát hiện ra rằng, người ta ghét ý nghĩ phải phí phạm thời gian vào việc gì đó. Rất khó để một ai đó nói rằng “hãy quên tất cả đi” và bỏ đi sau khi đã đầu tư một lượng lớn thời gian và công sức vào nó. Hãy sử dụng điều này để buộc bên kia dành nhiều thời gian hơn cho thương vụ với những yêu cầu hợp lý về thông tin, để có được một cuộc đàm phán chậm, kéo dài về mặt thời gian và những điều tương tự.
(Theo Cafeland)
Leave a Reply