Xung quanh giá nhà đất, không được để có “vệt mờ”

Đó chính là quan điểm của ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Chủ tịch (BĐS) Việt Nam khi trao đổi với phóng viên xoay quanh yếu tố giá cả trên thị trường BĐS.

– Mặc dù niềm tin của người mua nhà đã quay trở lại nhưng vẫn còn tâm lý hoài nghi độ tin cậy của thông tin về nhu cầu tại từng phân khúc, giá trên thị trường BĐS. Nhìn nhận của ông về vấn đề này?

20150608080217 8454 Xung quanh giá nhà đất, không được để có “vệt mờ”
Nguyễn Ngọc Thành, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam

Vấn đề tiếp cận và cập nhật thông tin trong tình hình hiện nay đòi hỏi khách hàng phải thông minh hơn. Hiện tại, chúng ta đang ở trong một thế giới thông tin, có những thông tin thật và thông tin chưa thật. Đặc biệt, mỗi một thông tin lại có mục đích khác nhau, khách hàng cần phải có sự lựa chọn, thẩm định thông tin. Tuy nhiên, họ không có đủ kỹ năng để tiếp nhận những thông tin trong lĩnh vực mà mình không nắm vững nên cần có tư vấn. Vì thế, tôi khuyến cáo người dân trước khi có quyết định mua BĐS cần tư vấn bởi những cơ quan chuyên môn, cơ quan pháp lý để xem xét tiêu chuẩn pháp lý của sản phẩm đó có bảo đảm hay không vì đôi khi giá rất tốt nhưng tính pháp lý vẫn còn thiếu và tiềm ẩn rủi ro với khách hàng.

Hiện nay, trong thế giới thông tin, thông tin tạo nên sự kích động đang là yếu tố tâm lý được những nhà kinh doanh tận dụng và khai thác triệt để. Đơn cử, tình trạng sốt nóng là sốt giả, khan hiếm cũng là khan hiếm giả tạo do cách bán hàng của bên bán để tạo ra sức thu hút, sự sôi động trên thị trường. Thông tin sốt nóng, khan hiếm giả tạo này pháp luật không kết tội, vấn đề quan trọng là các thông tin liên quan tới giao dịch cụ thể thì phải chính xác hoàn toàn.

– Vậy khách hàng có thể tiếp cận thông tin chính xác về giá BĐS ở đâu, thưa ông?

Các tốt nhất là người mua nên gặp trực tiếp chủ đầu tư, nếu thông tin liên quan tới chủ đầu tư bị môi giới bưng bít thì không nên tin tưởng. Tất nhiên, trong việc quảng bá sản phẩm, sàn giao dịch cũng như chủ đầu tư có quyền phô trương các hình ảnh, quảng cáo cho sản phẩm. Tuy nhiên, giá bán thì không có quyền xuất hiện bất cứ một “vệt mờ” nào xung quanh nó bởi nó luôn phải trung thực. Khi phát hiện họ công bố sai giá với giá của bên bán thì người tiêu dùng có thể phản ánh với cơ quan chức năng.

Đối với giá, quản lý thị trường BĐS, cơ quan quản lý giá và những dự án nhà ở tại các địa phương là Sở Xây dựng sẽ nắm được giá thật của nhà ở hay Hiệp hội BĐS Việt Nam, các Trung tâm tư vấn đầu tư. Khách hàng không nên chỉ nghe theo lời người này người khác, kể cả đó là những người thân cận với mình mà cần phải có kỹ năng để có quyết định đúng và sàng lọc thông tin một cách khách quan.

20150608080105 b534 Xung quanh giá nhà đất, không được để có “vệt mờ”
Chúng ta cần phải quản lý tốt thông tin do các sàn giao dịch, chủ đầu tư cung cấp . Ảnh: S.T

– Ông nhắc tới việc muốn có thông tin chính xác về giá bán thì khách hàng nên tìm tới chủ đầu tư nhưng không loại trừ trường hợp sàn giao dịch và chủ đầu tư bắt tay để tăng giá BĐS. Đối với trường hợp này, việc tìm tới chủ đầu tư liệu có khả thi?

Theo tôi, đây chỉ là suy luận, không đủ sức thuyết phục bởi chủ đầu tư không dại gì mà làm chuyện đó. Khi chủ đầu tư định nâng giá bạn, họ phải chịu trách nhiệm đối với giá nâng bởi nó liên quan tới đầu ra, trách nhiệm, uy tín, hình ảnh của chủ đầu tư. Thêm nữa, khi chủ đầu tư để sàn giao dịch lợi dụng nhằm nâng giá thì người bị hại đầu tiên là chủ đầu tư. Tôi cho rằng, về hình thức thì chuyện này có thể xảy ra nhưng bản chất thì không thể. Theo logic của kinh tế học, chủ đầu tư sẽ không quyết định như vậy bởi không có lợi cho họ. Vì thế, không nên sợ câu chuyện thông đồng nâng giá bán, nếu cần nâng giá thì chủ đầu tư sẽ tự nâng mà không cần phải thông đồng với ai bởi họ có quyền nâng, vấn đề quan trọng là có bán được hay hông.

– Báo chí trong thời gian gần đây đã phản ánh tình trạng nhiều sàn giao dịch đứng ra độc quyền phân phối dự án, có trường hợp bán với giá chênh từ vài chục tới hàng trăm triệu đồng. Vậy Thông tư về cấp chứng chỉ hành nghề và hoạt động môi giới BĐS tại Việt Nam liệu có thể hạn chế được tình trạng chênh giá ở các dự án không?

Về việc nhà môi giới có phải công khai cả phần chênh, chúng ta hiện chưa có quy định cứng về vấn đề phí môi giới được hưởng là bao nhiêu và khi vượt mức phí này là phá giá thị trường. Trong hợp đồng của chủ đầu tư và nhà môi giới làm rõ điều đó, nhà môi giới có quyền nâng tới mức nào, chiết khấu là bao nhiêu thì mới đảm đảm được giá trị của hành hóa. Bản thân những chủ đầu tư cần phải có biện pháp nhằm ngăn chặn hiện tượng này. Còn về phía quản lý Nhà nước, chúng ta vẫn chưa có quy định nên chưa có đơn vị quản lý thị trường nào đi kiểm tra, xử phạt các trường hợp này và đây cũng là hạn chế trong quy định pháp luật hiện hành cần được làm rõ.

Vấn đề công khai chênh lệch giá ở những điểm nóng sẽ có hai tác dụng trái ngược nhau. Thứ nhất, công khai để khách hàng biết giá để giao dịch nhưng mức chênh nếu vượt ra ngoài mức chung hoặc mức chuẩn của xã hội sẽ phản tác dụng, ảnh hưởng tới tiêu thụ hàng hóa. Theo tôi, điều đó không phổ biến nhưng cần phải có các quy định để ngăn chặn và trước khi có các quy định ngăn chặn thì dư luận xã hội cần phải phản đối mạnh mẽ để có môi trường giao dịch lành mạnh hơn.

– Xin cảm ơn ông!

Môi giới chỉ là trung gian

Đứng dưới góc độ của nhà môi giới, theo tôi, việc đẩy giá bán lên cao là do chủ đầu tư hoặc nhà đầu tư thứ cấp (để ăn chênh) nâng giá, hoàn toàn không phải do nhà môi giới. Bởi vì, bản thân nhà môi giới không thực hiện hoạt động đầu tư, họ chỉ là bên trung gian, cung cấp dịch vụ và nhận tiền dịch vụ. Còn trường hợp nhà môi giới mua hành hóa rồi bán lại thì họ hoạt động không phải với tư cách môi giới nữa mà là với tư cách là nhà đầu tư thứ cấp.

Ông Trần Đức Diễn, Chủ tịch HĐQT Sàn giao dịch BĐS Maxland

Môi giới khi bị lạm dụng sẽ gây méo mó thị trường

Bên cạnh các mặt tích cực, mặt trái của hoạt động môi giới là gây ra phí bổ sung, đặc biệt là nếu bị lạm dụng có thể gây ra sự lừa đảo, những cơn bùng nổ theo kiểu đầu cơ và làm méo mó thị trường BĐS. Điều đó cần đưa vào điều lệ, quy chế, quy định hoạt động và có sự kiểm soát, kiểm tra của những cơ quan chức năng cũng như là Hội Môi giới BĐS để Hội tự khẳng định mình và đến được với khách hàng cũng như các chủ đầu tư. Nếu không thực hiện được điều này, Hội Môi giới sẽ tự loại bỏ mình.

TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế

Khó tìm được thông tin từ chủ đầu tư

Việc bán nhà hiện nay không bắt buộc phải thông qua sàn nên chủ đầu tư tự phân phối sản phẩm hoặc họ có thể giao cho các sàn BĐS. Thông tin về sản phẩm, giá cả sẽ được công bố trên trang web chính thức của doanh nghiệp. Vì thế, khách hàng nên vào trang web đó hoặc gặp trực tiếp chủ đầu tư. Tuy nhiên, trang web chính thức của chủ đầu tư hiện nay không được làm SEO (phương pháp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) nên thông thường không được lên thứ hạng cao trên google. Trong khi đó, những trang web môi giới được đẩy mạnh SEO nên họ thường lên trang trước. Vì vậy, khi tra tìm chủ đầu tư qua google thì khách hàng sẽ hay bị đọc nhầm vào trang của nhà môi giới mà họ nhiều khi không phân biệt được đâu mới là trang thật của chủ đầu tư. Bởi vì, nhà môi giới vẫn thường ghi là phụ trách kinh doanh của chủ đầu tư, phòng kinh doanh của chủ đầu tư, hotline… Do đó, tốt nhất là người mua nên trực tiếp tới văn phòng của chủ đầu tư để có được thông tin chính xác.

Tình trạng một số trang web rao bán hàng hóa với giá thấp hoặc thậm chí là thấp hơn cả giá của chủ đầu tư rồi báo hết hàng và tư vấn mua căn hộ giá cao là chiêu câu khách của các môi giới, chủ yếu của những chủ đầu tư nhỏ.

ThS. Hoàng Minh Ngọc, Tổng giám đốc Công ty CP Tư vấn Quản lý BĐS Tràng An

(Theo Hải Quan Online)

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>