Các Bộ Trưởng lo ngại về “bong bóng” BĐS có thể quay trở lại

Tín dụng vào (BĐS) cao gấp đôi so với tăng trưởng chung của toàn ngành khiến người đứng đầu của 4 cơ quan quản lý kinh tế lớn của cả nước phải nhắc nhau cảnh giác về “bong bóng” BĐS, dù hiện tại tình hình vẫn rất tích cực.

Ngay trước khi diễn ra phiên họp tháng 6 của Chính phủ, cuối ngày 25/6, lãnh đạo của 4 bộ là Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có cuộc họp liên ngành thường kỳ để đánh giá tình hình nửa đầu năm 2015

Trao đổi với phóng viên báo chí sau cuộc họp này, ông Bùi Quang Vinh, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã điểm lại một số ý kiến bày tỏ những lo ngại về “bong bóng” BĐS có thể quay trở lại khi tín dụng chảy vào lĩnh vực này đã tăng gần 11% sau 5 tháng, gấp đôi số liệu trung bình của ngành.

20150626081816 8e39 Các Bộ Trưởng lo ngại về bong bóng BĐS có thể quay trở lại

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh bày tỏ lo ngại về “bong bóng” BĐS

Tuy nhiên, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cũng giải thích rằng, thị trường BĐS có nhiều khởi sắc do các dự án được bơm vốn, tiếp tục khởi công mới. Nhờ đó, thị trường đã ấm lên, lượng tiêu thụ sản phẩm cũng tăng. Vì vậy, việc tín dụng đổ vào thị trường BĐS nhiều hơn cũng là bình thường.

Ngoài ra, cơ quan quản lý này cũng cho hay, chủ yếu ở phân khúc nhà đầu tư bán nhà trực tiếp, không qua khâu trung gian nên các ngân hàng có thể kiểm soát những dự án có sản phẩm, nhu cầu thực. Nhờ vậy, có thể hạn chế được khả năng phát sinh nợ xấu cũng như “bong bóng”.

Về phần mình, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh tính toán, giai đoạn vừa qua BĐS đã đóng góp 2,2% vào tăng trưởng GDP chung (tăng 6,11%). Kèm theo việc thị trường BĐS ấm dần là việc các dự án được khởi công trở lại, đầu tư tăng và dòng tiền của ngân hàng cũng như các nguồn vốn khác của xã hội đổ vào cũng tăng lên, “tất cả đều là các tín hiệu tốt”.

“Tuy nhiên, chúng ta cũng phải cảnh giác với “bong bóng” BĐS và nhu cầu “ảo”. Nếu cứ tiếp tục đổ thêm tiền vào có thể làm trầm trọng nợ xấu trong lĩnh vực này và giai đoạn sau có thể sẽ khó khăn hơn nữa nên Chính phủ yêu cầu phải kiểm soát chặt chẽ và thận trọng hơn nữa”, Bộ trưởng cho biết.

Trong cuộc họp, các bộ trưởng cũng đã bàn luận đến vấn đề lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thấp nhất trong 10 năm qua (0,55%). Theo ông Vinh, nguyên nhân khiến CPI giảm mạnh là sự đi xuống của giá dầu thế giới khiến chi phí đầu vào các ngành sản xuất giảm theo. Đồng thời, nguồn cung lương thực trong quý I liên tục giữ ổn định đã khiến CPI tăng thấp. “Cùng với đó, sản xuất vẫn tăng, tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước nên CPI có thấp cũng không phải lo lắng”, ông Vinh nhận định.

4 Bộ trưởng đánh giá, từ nay đến cuối năm, một trong những thách thức lớn nhất của nền kinh tế là sự sụt giảm của nông nghiệp. Năm 2014, nông nghiệp đã đóng góp 3,44% vào GDP mà 6 tháng vừa qua chỉ còn 2,17%. Ông Bùi Quang Vinh cho biết, việc không xuất khẩu được nhiều mặt hàng thủy sản, tôm, cá da trơn do hạn hán miền trung, dịch bệnh… đã gây ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực này. “Đây là vấn đề đáng lo, cần chung tay giải quyết”, ông Vinh nói.

Ngoài ra, câu chuyện nhập siêu trở lại sau 3 năm liên tục xuất siêu cũng là nỗi trăn trở của các vị tư lệnh ngành. “Làm thế nào để giải quyết và thúc đẩy xuất khẩu nhất là nông nghiệp, cần tìm mọi cách để xuất khẩu nông nghiệp và đưa tỷ trọng nhập so với xuất khẩu nhỏ đi. Bên cạnh đó, cần kiểm soát chặt nhập khẩu, những mặt hàng không thiết yếu, quá đắt cần không chế”, Bộ trưởng cho hay.
(Theo VnExpress)

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>