Hãy tìm hiểu về việc cho thuê nhà và tham khảo ý kiến để có được giá thuê cao nhất từ một người thuê đáng tin cậy, cũng như tìm hiểu về các quyền, quy định pháp lý mới nhất và nghĩa vụ của bạn đối với người thuê, cho dù là bạn đang cho thuê phòng, căn hộ hay nhà.
1. Chuẩn bị trước khi cho thuê
Trước khi bắt đầu cho thuê nhà, bạn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Có rất nhiều thứ phải làm và suy nghĩ trước khi tính tới chuyện cho người lạ thuê nhà.
Ấn tượng ban đầu về căn nhà rất quan trọng, vì thế bạn phải đảm bảo là căn nhà của bạn phải ở trong tình trạng tốt nhất cho những người thuê tiềm năng. Luôn duy trì tình trạng này sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội cho thuê với mức giá tốt nhất có thể. Vậy bạn nên chuẩn bị những gì?
2. Ngoại thất
Đây là cái đầu tiên những người thuê tiềm năng đánh giá về căn nhà của bạn, do đó bạn nên chú ý vào hình thức của căn nhà.
– Dọn dẹp phần trước và sau của khu vườn (cỏ dại, hàng rào trang trí, trồng thêm cây nếu cần thiết, dọn những cây xấu và chết, cắt và tỉa lại cỏ)
– Tu sửa lại các vết nứt, lỗ hổng hoặc vết lồi lõm trên đường ra vào hoặc tường
– Sơn lại khung cửa sổ hoặc cửa chính nếu cần thiết
– Đảm bảo là số nhà dễ nhìn thấy
– Để rác và thùng rác ở chỗ hợp lý
3. Nội thất
– Dọn dẹp lại – tạo ra nhiều không gian hơn bằng cách cất một số đồ vào kho, dọn dẹp hoặc bỏ đi những đồ vật không dùng đến, sách và những đồ lặt vặt, dọn dẹp những đồ không cần thiết trong tủ chén bát và tủ quần áo.
– Sửa chữa đồ đạc – sữa chữa những ống nước bị rò rỉ và vết nứt trên tường, thay thế những viên gạch bị hỏng hoặc cong, thay thế những bóng đèn bị cháy – đảm bảo mọi thứ vẫn vận hành tốt!
– Lau dọn sạch sẽ – thảm, sàn, cửa sổ, đồ đạc và phụ kiện, v.v.
– Khử những mùi khó chịu như mùi vật nuôi và thuốc lá.
– Trang trí lại các phòng nếu cần thiết – sơn lại có thể làm bừng sáng cả căn phòng.
– Sạch sẽ, gọn gàng và tươi mới?
– Diện tích phù hợp cho cả gia đình?
– Dọn dẹp và cải tạo những hư hại như ẩm ướt?
– Tránh được những hư hại nghiêm trọng?
– Cấu trúc chắc chắn và không bị hư hại như sụt lún?
Hãy đảm bảo là mọi mặt của căn nhà đều là tốt nhất và đáp ứng mọi tiêu chuẩn đề ra, theo đó bạn có nhiều khả năng tìm được người thuê phù hợp với mức giá cao nhất.
Ngoài ra còn phải chú ý đến nhiều tiêu chuẩn khác như các tiêu chuẩn an toàn về gas và đồ đạc.
Có vẻ như có rất nhiều việc phải làm, nhưng với thời gian, nỗ lực và thậm chí một chút tiền, bạn sẽ thấy sự khác biệt của căn nhà và có thể cho thuê nhanh hơn với mức giá tốt. Hãy cân nhắc và tiến hành nhé!
4. Những điều khác cần cân nhắc
Hãy nghĩ về loại hình bạn sẽ cho thuê và cách tiến hành. Ví dụ:
– Nó sẽ được quảng cáo như thế nào – ví dụ, 2 hay 3 phòng ngủ?
– Hoàn cảnh của bạn thế nào – bạn sẽ sống ở đó luôn hay chỉ sống gần đó hay sống ở nước ngoài?
– Bạn sẽ cho 1 người (hoặc gia đình) thuê toàn bộ căn nhà, hay sẽ cho nhiều người khác nhau thuê một phòng?
– Bạn sẽ cho những đối tượng nào thuê? Hộ gia đình, học sinh-sinh viên, hay người đi làm?
– Tìm hiểu kỹ về chi phí vận hành căn hộ – thuế, hóa đơn điện nước, v.v.
Những vấn đề khác nhau sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuẩn bị và tiến hành cho thuê cũng như những lựa chọn của bạn.
5. Bạn nên tham khảo ý kiến của ai trước khi cho thuê?
Trước khi cho thuê, bạn nên tham khảo nhiều bên khác nhau:
– Nhà cho vay thế chấp – người cho vay có thể sẽ yêu cầu bạn cho thuê trên cơ sở ngắn hạn đảm bảo
– Công ty bảo hiểm – nếu bạn không cho công ty bảo hiểm biết bạn cho thuê căn nhà, bạn sẽ không được giải quyết trong trường hợp hư hại, cháy hoặc trộm cắp
Cũng rất tốt nếu bạn muốn tham khảo ý kiến của luật sự, kế toán hay đại lý môi giới cho thuê uy tín.
6. Chi phí cho thuê
Mặc dù bạn thường hướng suy nghĩ về việc sẽ kiếm được bao nhiêu khi cho thuê, bạn cũng phải cân nhắc những chi phí liên quan khác. Bạn nên cân nhắc chi phí cho những khoản sau:
– Các khoản trả nợ thế chấp hàng tháng để sở hữu căn nhà
– Các khoản chi phí liên quan đến nâng cấp căn nhà, về cả vật chất và những tiêu chuẩn an toàn theo quy định về đồ đạc, trang thiết bị tiện ích
– Đồ nội-ngoại thất (nếu cần thiết)
– Chi phí thuê luật sư
– Chi phí cho đại lý môi giới cho thuê/ quản lý
– Phí bảo hiểm
– Chi phí dự phòng cho những vấn đề sửa chữa và bảo trì
Hãy lên kế hoạch cẩn thận và đảm bảo là bạn luôn có nguồn dự trù để thực hiện những sửa chữa cần thiết khi cần. Như vậy bạn sẽ luôn làm hài lòng người thuê.
7. Chọn đại lý môi giới cho thuê
Bạn đừng bao giờ đánh giá thấp những công việc liên quan để giúp quá trình cho thuê thuận lợi.
Phần lớn chủ nhà muốn giao nhiệm vụ tìm người thuê cho những đại lý BĐS hoặc đại lý môi giới cho thuê uy tín. Điều này sẽ giúp giảm bớt những rắc rối gặp phải khi xem nhà và đàm phán với những người thuê tiềm năng. Thuê những đại lý môi giới cho thuê sẽ có rất nhiều lợi ích, vì họ sẽ giúp:
– Giới thiệu căn nhà của bạn tới hàng nghìn người thuê tiềm năng đang tìm thuê nhà trong vùng (đảm bảo là bạn chọn một đại lý có thể đăng tin BĐS trên một trang web lớn như batdongsan.com.vn)
– Am hiểu về thị trường khu vực, bao gồm các loại BĐS cho thuê trong vùng, nhu cầu tiềm năng, giá thuê có thể có được và đối tượng thuê có thể quan tâm đến nhà của bạn
– Quản lý và tiến hành xem nhà, cho họ cơ hội xem xét và tham khảo ý kiến của người thuê về nhà của bạn, sau đó cho bạn phản hồi
– Đại diện cho bạn đàm phán với những người thuê khi thảo luận về giá thuê
– Cho bạn những lời khuyên và hướng dẫn
8. Đại lý quản lý
Sau khi đã tìm được những người thuê phù hợp, bạn có thể tự quản lý việc cho thuê hoặc thuê một đại lý quản lý để thay bạn kiểm soát. Phần lớn sẽ phụ thuộc vào tình hình của bạn. Ví dụ, nếu bạn đang sống ở nước ngoài, có thể bạn sẽ muốn thuê một đại lý quản lý để chắc chắn là nhà và những người thuê nhà không có gì bất trắc khi bạn ở xa.
Phần lớn các đại lý môi giới cho thuê sẽ có dịch vụ quản lý BĐS. Nếu bạn quan tâm đến nó, hãy tham khảo các đại lý để chắc chắn là họ có dịch vụ đó. Đại lý quản lý sẽ:
– Để ý đến những người thuê tiềm năng bằng cách cung cấp những tham khảo từ chủ nhà trước, kiểm tra tín dụng và kiểm soát các chi tiết giao dịch ngân hàng
– Sắp xếp thỏa thuận thuê nhà và những điều khoản liên quan
– Quản lý từ đầu đến cuối khoảng thời gian thuê theo hướng dẫn của bạn
– Tổ chức thu tiền thuê nhà và sắp xếp sửa chữa trong thời gian thuê
– Thay bạn kiểm tra định kỳ tình trạng của căn nhà
– Cung cấp những lời khuyên và hướng dẫn cần thiết trong quá trình hợp tác
9. Danh sách các việc cần làm trước khi cho thuê
Danh sách này sẽ giúp bạn đảm bảo mình đã hoàn thành tất cả mọi việc theo đúng trình tự trước khi cho thuê.
– Thông báo cho công ty bảo hiểm là bạn sắp cho thuê nhà
– Có được sự cho phép cần thiết từ nhà cho vay thế chấp
– Có được sự chấp thuận từ phòng kế hoạch của Ủy ban thành phố (nếu bạn định thay đổi cấu trúc của căn nhà hoặc thay đổi mục đích sử dụng)
– Đảm bảo là các đồ nội-ngoại thất tuân thủ theo quy định phòng cháy mới nhất
– Đảm cảo các đồ dùng và trang thiết bị dùng gas phải đạt các chuẩn yêu cầu
– Đảm bảo các thiết bị điện đã được kiểm tra và đạt mức độ an toàn
– Thông báo cho Cục thuế và nhà cung cấp điện-nước là căn nhà sẽ được cho thuê (nếu bạn không định sống chung).
Mai Mai
Leave a Reply