Những lưu ý trong hợp đồng thuê nhà kinh doanh
Đối với những khách hàng đi thuê nhà, việc tìm kiếm 1 mặt bằng ưng ý mất rất nhiều thời gian, công sức. Các công ty lớn có hẳn một bộ phận phát triển mạng lưới hoặc phát triển thị trường chuyên trách trong hoạt động này nhưng đối với những người kinh doanh nhỏ lẻ, họ phải trực tiếp thực hiện công việc này.
Nhưng giờ đây, những công việc như vậy sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều khi các tổ chức, cá nhân thông qua một hoặc một vài công ty môi giới về bất động sản trong việc tìm kiếm địa điểm. Các khách hàng sẽ được tư vấn một cách cụ thể và được tham khảo các kinh nghiệm của những chuyên gia trong nghề. Tuy nhiên, việc thuê mặt bằng kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc tìm ra một mặt bằng phù hợp mà điều quan trong hơn đối với những khách hàng thuê nhà đó là cần có một Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh với những điều khoản có lợi nhất và với mức chi phí thấp nhất cho doanh nghiệp mình. Chúng tôi xin được đưa ra một vài điểm cần lưu ý đối với khách hàng khi lập kế hoạch và thực hiện một hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.
1. Toàn bộ hợp đồng. Hợp đồng thuê là một tờ giấy ghi các quy định, mà bạn sẽ bị ràng buộc bởi bất kỳ điều gì ghi trên đó. Cũng như bất kỳ hợp đồng nào khác, hợp đồng thuê địa điểm nên được một luật sư kiểm tra lại toàn bộ. Hầu hết các luật sư đều có thể rà soát một hợp đồng thuê trong vòng chưa đầy một giờ. Vì thế, phí dịch vụ phải trả luật sư để làm việc này không phải là một khoản chi lớn, nhưng đó lại là một cái “van an toàn” cho các vấn đề có thể xảy ra trong tương lai”.
2. Giá tính trên mét vuông. Nhiều hợp đồng thuê đưa ra giá thuê nền chung tính theo mỗi mét vuông. Mức giá này có thể gây nhầm lẫn. Đôi khi nó bao gồm cả những khoảng trống không sử dụng được, chẳng hạn như hành lang và thang máy. Nó làm cho ta khó so sánh giữa hai hợp đồng với nhau.Trong trường hợp đó, bạn hãy nhìn vào tổng số tiền phải trả. Đôi khi một không gian nhỏ hơn một chút với giá tính trên mét vuông cao hơn một chút lại có thể hiệu quả hơn cho doanh nghiệp của bạn, vì không gian đó được bố trí hợp lý hơn và có giá trị sử dụng cao hơn”.
3. Thời hạn thuê. Những chủ doanh nghiệp mới đôi khi không muốn thuê địa điểm kinh doanh, hoặc nếu bắt buộc thì chỉ thuê trong thời gian ngắn. Bằng cách đó, họ phòng ngừa nếu như doanh nghiệp không thành công, thì họ sẽ không bị buộc phải trả số tiền lớn cho một không gian không còn sử dụng nữa.
Nhưng có thể bạn sẽ khó mà thuê trong thời hạn ngắn, nếu bạn đang ở trong một thị trường bất động sản căng thẳng. Khi mặt bằng cho thuê trở nên khan hiếm, nhiều chủ đất không giải quyết các vụ thuê nhà với thời hạn ngắn hơn ba năm.
4. Tu sửa mặt bằng thuê. Bạn có thể muốn tiết kiệm tiền bằng cách tự tu sửa, nhưng hầu hết các hợp đồng thuê đều đòi hỏi bạn phải được phép của chủ nhà hoặc công ty chủ quản. Nên trình kế hoạch tu sửa của bạn trước khi ký hợp đồng thuê.
5. Những nội dung nên có và không nên có trong hợp đồng
Rất nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ tập trung vào số tiền thuê đến mức không chú ý đến việc họ được hưởng những gì với số tiền bỏ ra. Một số chủ nhà đồng ý trả tiền điện và một phần trăm tiền bảo dưỡng khu vực dùng chung. Có một hợp đồng thuê toàn bộ, bao gồm tất cả các chi phí, nhưng một số chủ nhà hay công ty quản lý nhà chỉ ký hợp đồng cho thuê, trong đó họ chỉ tự trả tiền thuế tài sản, bảo hiểm và bảo dưỡng. Trong những trường hợp này, tiền thuê sẽ thấp hơn.
Các chủ doanh nghiệp nên cẩn trọng cả với các điều khoản không liên quan đến tiền nong. Chẳng hạn chủ nhà có yêu cầu phải tắt đèn, quạt, điều hòa nhiệt độ sau giờ làm việc hoặc vào ngày nghỉ cuối tuần không? Điều khoản này sẽ gây khó cho bạn nếu bạn định làm việc ngoài giờ.
6. Cho thuê lại và các quyền sử dụng được cho phép. Nếu bạn quyết định chuyển đi hoặc chỉ sử dụng một phần không gian thuê được, bạn có thể muốn cho thuê lại, hoặc cho doanh nghiệp khác thuê một phần không gian mình đang thuê. Nhưng điều này lại đòi hỏi phải có sự cho phép của chủ nhà của bạn.
Hầu hết các hợp đồng cho thuê đều quy định rõ loại công việc bạn được phép làm. Các chủ nhà thường muốn “các quyền sử dụng hợp pháp được cho phép” càng ít càng tốt. Vì thế, trong hầu hết các trường hợp, bạn nên làm thế nào để các quy định được rộng rãi hơn, đề phòng sau này bạn định phát triển công việc kinh doanh của mình.
7. Các chi phí đề phòng lạm phát
Hãy cẩn thận với các tính toán không chính xác về chi phí điều hành. Việc các chủ nhà đất tính cao hơn chi phí thực 10 đến 15% không phải chuyện hiếm.
Việc thuê đất, thuê nhà vì mục đích kinh doanh ẩn chứa nhiều nguy cơ, nhưng nếu như bạn chú ý đến 7 vấn đề nói trên, bạn có thể tự bảo vệ mình và doanh nghiệp của mình ngay từ đầu.
Theo BĐS
Leave a Reply