Giá nhà tăng gây ra lo lắng cho người mua
Sau hàng loạt những chính sách mang tính chất thay đổi lớn có hiệu lực từ đầu tháng 7, giá BĐS hiện cũng đang có dấu hiệu được tăng dần lên. Điều này cũng đã cho thấy sự bắt nhịp khá tốt của thị trường BĐS, dù cho vẫn chưa giống như nhiều nhà đầu tư mong đợi. Nhưng bên cạnh đó, giá nhà tăng cũng gây ra lo lắng đối với nhiều người có nhu cầu thực.
Giá nhà vẫn đang trên đà tăng lên
Kể từ thời điểm đầu tháng 7, khi Luật Kinh doanh BĐS và Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực, nhiều quy định mới đã khiến giá BĐS tiếp tục có hiện tượng bị đẩy lên và tăng nhẹ. Tại một số sàn giao dịch BĐS ở các quận Đống Đa, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân…tại Hà Nội, tuỳ dự án, mức tăng giá hiện nay trên thị trường thứ cấp trung bình đang nằm trong khoảng 5-10%.
Mặc dù trước đó, dự án Dự án Goldmark City, quận Nam Từ Liêm cũng đã được chủ đầu tư tăng giá nhẹ nhưng mức tăng giá của hiện nay của dự án này cũng khoảng 3-5%. Trong khi so với giá trên hợp đồng được đưa ra bởi chủ đầu tư, FLC Complex Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm lại có mức tăng trung bình 2-3 triệu đồng/m2. Tại quận Đống Đa, dự án The Capital Garden lại đang được chào bán với giá 26-30 triệu đồng/m2, trong khi từ trước, 22-23 triệu đồng/m2 là giá bán của dự án này.
Lấy lý do phí bảo lãnh, không chỉ đối với thị trường thứ cấp, phương án tăng giá căn hộ cũng được không ít chủ đầu tư đưa ra. Tuy chưa công khai một cách mạnh mẽ như BĐS phía Nam nhưng một số doanh nghiệp cho biết, vì sớm hay muộn vẫn sẽ phải áp dụng nên họ đang khẩn trương tiến hành điều đình với ngân hàng. Cùng với đó, tuỳ theo mức phí mà ngân hàng áp dụng, mức tăng giá sẽ nằm trong khoảng từ 1-2 triệu đồng/m2.
Giá BĐS đã nhỉnh hơn kể từ đầu tháng 7 khi Luật Kinh doanh BĐS và Luật Nhà ở có hiệu lực
Theo đánh giá từ chủ đầu tư của một dự án nằm trên đường Nguyễn Huy Tưởng, thuộc quận Thanh Xuân, khách hàng sẽ dễ có tâm lý so sánh nên khi dự án đã tiến hành mở bán mà vẫn tăng giá là tình thế “cực chẳng đã”. Ngoài ra, cũng bởi chưa có bất kỳ hướng dẫn cụ thể nào khiến không ít người mua đang ở trong tâm lý chần chừ, không muốn chi thêm từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng để mua căn hộ. Mặc dù vậy, khoản phí này chắc chắn phía chủ đầu tư “muốn kham cũng không được” và cũng chưa nói tới sự mệt mỏi khi phải đàm phán với ngân hàng.
Áp lực về tâm lý
Việc tăng giá trên thực tế chưa chắc đã mang tới nhiều lợi thế. Việc giá tăng trong khi không có sự tăng đột biến của giao dịch cũng đã được thừa nhận bởi nhiều sàn giao dịch BĐS. Nếu lượng giao dịch trong nửa đầu năm qua so với cùng kỳ năm ngoái đã tăng tới 2,5 lần và vô cùng khả thi thì chỉ sau thời điểm có hiệu lực chính thức của Luật Kinh doanh BĐS và Luật Nhà ở, tức là trong hơn 20 ngày của tháng 7/2015 đã ghi nhận dấu hiệu chậm lại của lượng giao dịch BĐS.
Lý giải về sự chậm lại này, nhiều chuyên gia BĐS cho rằng, với tâm lý thị trường, thực trạng này cũng không có gì khó hiểu bởi sự ổn định của chính sách vẫn chưa nhận được sự tin tưởng từ phía người dân, không những vậy, họ còn lo ngại về việc có thể mất thêm tiền.
Theo một khách hàng của sàn giao dịch Đất Xanh Miền Bắc, anh Nguyễn Minh Hoàng, hiện nay đang có 2 luồng ý kiến xoay quanh việc mua nhà. Thứ nhất, để có thể tiết kiệm được phí bảo lãnh từ vài chục đến cả trăm triệu, sẽ tiến hành mua luôn, nhất là khi thời điểm ký hợp đồng được không ít chủ đầu tư sẵn sàng ghi trước ngày 30/6. Ý kiến thứ hai đó là chấp nhận chi thêm một khoản tiền có thể lên tới hàng trăm triệu nhưng đảm bảo sự an toàn khi đợi chủ đầu tư xong bảo lãnh.
Theo anh Hoàng, người mua nhà vẫn sẽ thấp thỏm cho đến khi nào ngân hàng chịu lên tiếng một cách chính xác, rõ ràng cũng bởi những dự án được chào bán vừa tầm tiền lại vô cùng hạn chế. Trong khi đó, để mua nhà thì khoản tiền trên dưới 1 tỷ đồng là không hề nhỏ đối với người mua nhà, bởi vậy, chuyện mua nhà sẽ là một gánh nặng nếu phải “trồng” thêm một khoản hàng trăm triệu đồng.
Việc các văn bản hướng dẫn chi tiết về phí bảo lãnh chậm trễ ban hành cũng khiến chủ đầu tư đối mặt với rất nhiều áp lực. Mặc dù vẫn đang được mở bán nhưng nhiều dự án hiện đang rơi vào trạng thái chênh vênh, lơ lửng khi để khách hàng tiến hành đặt cọc nhưng chỉ chính thức ký hợp đồng khi nào có bảo lãnh. Song, nhiều doanh nghiệp cũng khó có thể yên tâm trước phương án mang tính chất tạm thời trên vì rất có thể tiến độ bán hàng của dự án sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.
Các chuyên gia BĐS nhận định, điều đáng mừng đó là sự chậm trễ này cũng chỉ mang tính chất nhất thời bởi về lâu dài, gánh nặng tâm lý sớm muộn cũng sẽ được gỡ bỏ sau khi bài toán phí bảo lãnh có lời giải và sẽ có xu hướng nhanh trở lại của tình hình giao dịch trên thị trường, đặc biệt là khi tín dụng cho BĐS có xu hướng tiếp tục tăng lên. Được biết, tín dụng BĐS so với đầu năm 2012 đã tăng 70% trong khi đó, dư nợ tín dụng trong lĩnh vực này đạt hơn 333.000 tỷ đồng trong những tháng đầu năm nay và so với cuối năm 2014 đã tăng 10,5%.
(Theo Sài Gòn đầu tư)
Leave a Reply