Những đồ vật biểu tượng điều tốt lành vượng tài

Trong tám biểu tượng của mật tông phật giáo thì một biểu tượng là “đôi cá”. Trong nhiều đồ vật tượng trưng có điều tốt lành. Ở Trung Quốc thì con cá có một vai trò nổi bật, vì sao vậy? Vì âm “ngư” trùng với âm “dư”. Trong bức tranh tiêu đề: “Năm nào cũng dư thừa” người ta vẽ con cá và lá sen gắn liền với nhau, tranh này còn in trên phong bao người Trùng Quốc.

  • Tỳ Hưu

Những hình tượng múa sư tử, múa rồng được treo trong nhà đối với chúng ta đã trở thành quá quen thuộc, nhưng theo một số phong tục người ta còn treo hình ảnh múa tỳ hưu, theo truyền thuyết thì đó là một loài thú có sừng, có bờm uốn cong rất dài, nên còn có tên gọi là “hưu trời” hai cái sừng của nó có tác dụng “trừ tà”, về sau nó có xu hướng phát triển thành con thú một sừng, ngày nay người ta hay mua loại một sừng. Quan niệm chung người đời cho rằng tỳ hưu có thể mang lại tài lộc, nên được nhiều người treo trong nhà. Khi treo tranh tỳ hưu cần chú ý, là đầu của nó nhất thiết phải hướng ra ngoài cửa chính hoặc ngoài cửa sổ, vì nghe đâu nó ăn tài lộc cả bốn phương

  • Cóc Thiềm Thừ

Con cóc được chỉ ra ở đây không giống các chú cóc bình thường khác, đặc biệt là nó chỉ có 3 chân, và có biệt tài nhả ra tiền, theo truyền thuyết, thì cóc ba chân vốn là yêu tinh, sau được ông tiên Lưu Hải thu phục, cải tà quy chính, tỏa đi muôn ngả giúp đỡ người nghèo khổ bằng cách nhả tiền cho họ. Về sau được người đời tôn xưng là con vật quý biểu tượng cho vượng tài.

Xem Thêm: Top 6 nốt ruồi may mắn không nên tẩy xóa không lại gặp tai ương

Khi bày con cóc thì phải hướng đầu của nó vào trong cửa hàng, trong công ty hoặc trong nhà ở, hoặc từ ngoài hướng vào trong cổng, nếu không thì tiền nhả ra sẽ đi ra ngoài hết, không làm cho người nhà phát tài được, ngay cả hướng đầu cóc về phía cửa sổ cũng không được, lý lẽ cũng giống như vậy.

  • Quả Cầu thủy tinh

Đối với phật giáo, được coi là khí cụ trợ pháp trong phép tu hành viên mãn, do vậy trong mật tông, quả cầu thủy tinh giữ một vai trò quan trọng đối cao, thế còn trong lĩnh vực phong thủy, thì quả cầu thủy tinh có tác dụng ra sao? Quả cầu thủy tinh có đặc tính phóng đại năng lượng, vì thế người ta bày nó tại huyệt Cát ở trong nhà, mang ý nghĩa thúc đẩy điều tốt lành, nhưng nếu đặt nhầm vào huyệt hung thì lại là chuốc thêm tai họa, do vậy cần nắm vững cách sử dụng quả cầu thủy tinh, thì nó mới phát huy được tác dụng tốt trong lĩnh vực phong thủy.

Để biết thêm về vận mệnh của mình hãy xem tử vi của mình để biết những chuyện xui rủi sẽ đến với mình để biết cách phòng tránh, ngoài ra bạn có thể xem chi tiết hơn với tử vi trọn đời và tử vi hàng ngày để biết sự nghiệp của mình thế nào

  • Tiên Lưu Hải

Tuy tiên Lưu Hải không được xếp vào diện thần tài, nhưng cũng là vị tiên thường được đặt trong nhà để cầu tài lộc, tạo dáng của vị Tiên này khá đa dạng, nhưng phổ biến nhất là hình dáng một ông tiên lưng đeo bị tiền hoặc tay xách quan tiền (chủ đề vượng tài), có ông còn đùa nghịch với con cóc Thiềm Thừ, một số tượng được tạc bằng ngọc, trên người đeo các biểu tượng cầu tài. Một số hình tượng khác là Tiên Lưu Hải tay cầm chiếc chổi, coi là các vũ khí trừ khử tà ma, tuy nhiên vẫn có cóc đi theo, cóc thường ngồi trên vai hoặc trên đùi tiên ông, đây là một phong cách truyền thống về tiên Lưu Hải.

  • Thần tài

Ở Trung Quốc có khá nhiều hình tượng Thần Tài, theo truyền thuyết thì Văn Tài Thần chính là vị Văn Thần trung liệt đời vua nhà Ân, có tên là Tỷ Can, còn Vũ Tài Thần chính là võ tướng quen thuộc thời Tam Quốc – Quan Vân Trường. Ở Hồng Kông người ta hay thờ thần tài Quan Vân Trường.

Một hình tượng Thần Tài tương đối chính thống khác là Triệu Công Minh, theo tục truyền thì ông sinh vào thời Tần, tu hành đắc đạo thành Tiên, được Thiên Đế phong là “Lôi Phó nguyên soái” (tức là phó nguyên soái Thiên Lôi), trên đầu đội mũ sắt, cưỡi trên lưng con Cọp màu đen, mặt đen râu rậm, tay vung roi sắt, phù hộ cho người buôn bán, giúp thương gia kiếm được nhiều tiền, chức vụ đầy đủ của ông ta là “Triệu nguyên soái tổng quản chấp pháp trên lưng hổ nhiều bánh ở thượng giới trong đàn Thanh chính nhất huyền”. Tục gọi là Triệu nguyên soái hay Triệu huyền đàn.

  • Thần Tài Thổ Địa 

Xin các bạn lưu ý, nhiều nhà buôn thường thờ thổ địa trong nhà, trên bài vị thổ địa thường viết chữ gì? Đó là chữ “ngũ phương ngũ thổ long thần, tiền hậu địa phương tài thần”. Tượng long thần và thần tài là quản về vượng tài nên khi cúng bao giờ cũng được bày trên mặt đất vì họ thuộc thần thổ địa, người ta còn gọi là âm tài thần, người theo nghề buôn bán thành tâm thờ thổ địa sẽ được phù trợ.

  • Thần Tài Vàng

Thần Tài trong các dòng Phật giáo được chia ra mấy loại là Tài Bảo Thiên vương (còn gọi là Đa văn thiên vương) thần tài đỏ, xanh, trắng, đen, vàng (hợp lại gọi là ngũ lộ thần tài), nhưng trong đó lưu hành rộng rãi nhất là thần tài màu vàng, các màu khác ít thấy bày trong nhà hơn, nghĩa là thần tài màu vàng thân thuộc với con người, được người đời mến mộ vì người ta quan niệm rằng thần có thể mang lại niềm vui và sự thanh thản cho họ. Khi thờ Thần Tài Vàng hãy nhớ, nếu kiếm được tiền thì phải trích một phần để phát huy công tích của Phật pháp, còn một phền khác dùng làm từ thiện, công đức. Một nét nổi bậc của Thần Tài màu vàng trên tay trái của ngài nâng con chuột, đây là giống chuột nhả ngọc, nghĩa là có khả năng mang lại tiền của.

  • Tiền cổ

Một số người thường bày hoặc treo tiền cổ trong nhà, để cầu mong vượng tài, một số người khác lại đeo trên người, vì đồng tiền cổ đã qua tay hàng vạn người dùng, nên được vận dụng để cầu mong tài vận cho mình. Người ta hay chọn những đồng tiền của triều đại hưng thịnh để đeo thì mới hay gặp may, cụ thể là những đồng tiền “ngũ đế cổ tiền”. 5 đời vua được đánh giá là cao nhất, hưng vượng nhất trong 95 đời, năm ông vua này đã cho đúc tiền dưới thời thống trị của mình, chứng tỏ thời đại đó rất phát đạt, năm ông vua này đều thuộc nhà Thanh, cụ thể là: Thuận Trị, Khang Hy, Ung Chính, Càn Long, Gia Khánh.

  • Long Ngân

Long Ngân là tên một loại tiền cuối đời Thanh, tiền được đúc bằng bạc trên đó lại chạm hình con Rồng, nên người gọi là Long Ngân. Rất ít khi Long Ngân được sử dụng riêng lẻ để cầu tài lộc, phần lớn được dùng để thờ thổ địa, ví dụ thổ địa bên trái (một trong năm phương hướng của long thần), ở đó bày một đồng long ngân, để cầu tài lộc.

  • Ngọc Tông

Ngọc Tông là sản phẩm bằng ngọc có dạng hộp vuông ở giữa dùi một lỗ to hình tròn, hình tròn tượng trưng cho trời, hình vuông tượng trưng cho đất, cũng giống như Long Ngân, Ngọc Tông rất ít khi sử dụng đơn lẻ, thông thường được đặt ở phương bên phải của thổ địa (tức là một bên của thần tài thổ địa phía trước phía sau) để cầu tài lộc.

  • Ngọc Bích

Ngọc Bích là khí cụ bằng ngọc hình tròn, ở giữa dùi một lỗ nhỏ. Về mặt vượng tài thì nó cũng ít khi được sử dụng đơn lẻ, thông thường được bày ở gần thần tài, với mục đích cầu tài vận, cũng có thể bày bên trái một số tượng thần như Quan đế, Triệu Công Minh, Lưu Hải tiên ông, Quan âm như ý (nghĩa là phật quan âm tay cầm gậy như ý) Bảo Châu quan âm (quan âm tay cầm chuỗi hạt) (để ở bên phải người ngồi cúng phật).

  • Giận dữ

Nếu người thân hoặc bạn bè mở công ty buôn bán tiền tệ cổ phiếu thì nên tặng cho bạn một biểu tượng “giận dữ”, theo truyền thuyết, rồng sinh chín con đều không thành rồng, nhưng đều có biệt tài, trong đó một kẻ biệt danh là “giận dữ”, thích giết chóc, có tài xuất chúng về đánh bạc, vì vậy, những kẻ máu mê cơ bạc thường đeo trong người để cầu mong hốt bạc, hoặc bày trong nhà biểu tượng này, nếu bạn của bạn ham đánh bạc hoặc làm nghề đầu tư tiền tệ như cổ phiếu buôn bán ngoại tệ thì nên tặng vật này. Vì “giận dữ” hiếu sát nên thường mang theo gươm đao, con thú được vẽ trên gươm đao không phải là rồng quen thuộc, mà là con thú nhe nanh trợn mắt, trông rất dễ sợ.

  • Cậu Bé Tài Vận (Cậu Bé Chở Của)

Nhiều người quen với hình ảnh bên cạnh quan Thế Âm bồ tát có “Kim đồng, Ngọc nữ”, cậu bé ở đây là vị thần đại từ đại bi, có khả năng giúp người đời thay đổi tài vận, vì thế người ta đặt cho cậu cái tên “cậu bé tài vận”. Trong các bức vẽ hoặc khắc chạm thời nay, thì cậu bé tài vận được thể hiện qua hình tượng một cậu bé khôi ngô, bên cạnh chất đầy kim ấn với ý nghĩa tài lộc. Những người làm nghề buôn bán, thường treo hình cậu bé tài vận làm bằng vật trang trí trong văn phòng, cửa hàng hoặc trong nhà ở.

  • Niên Niên Hữu Dư

Trong tám biểu tượng của mật tông phật giáo thì một biểu tượng là “đôi cá”. Trong nhiều đồ vật tượng trưng có điều tốt lành. Ở Trung Quốc thì con cá có một vai trò nổi bật, vì sao vậy? Vì âm “ngư” trùng với âm “dư”. Trong bức tranh tiêu đề: “Năm nào cũng dư thừa” người ta vẽ con cá và lá sen gắn liền với nhau, tranh này còn in trên phong bao người Trùng Quốc.

  • Cá chép tím, cá vàng

Vì sao nhiều nhà buôn thích nuôi cá chép tím trong ao cảnh? Vì chữ “lý” trong “lý ngư” có âm trùng với chữ “lợi” (Trong tiếng Hán đều đọc là Li), nghĩa là mong thu được món lợi hoặc lời lãi lớn. Một số người khác lại thích chơi cá vàng, vì không những đó là đồ chơi sang trọng mà còn liên quan đến vàng, biểu tượng của tiền của. Số con cá người ta nuôi thường là 9 con vì trong dãy số thập phân thì 9 là con số lớn nhất, mà còn trùng âm với chữ “cửu” có nghĩa là trường cửu. Nếu ao lớn quá thì phải nuôi 19, 29 con cá chép hoặc cá vàng. Còn trong văn phòng thì có thể treo bức tranh “chín con cá” gồm cá chép hay cá vàng. Ngoài cá chép, cá vàng, người ta còn có thể nuôi các loài cá khác, nhưng trong đồ trang sức bằng ngọc thì người ta hay chạm con cá bơi dưới hoa sen lá sen, ý nghĩa của nó là niên niên hữu dư, trong đó âm “niên” và “liên” cũng gần nhau. Những người buôn bán không chính đáng thì lại thích treo hình con cá lớn nhe răng nhọn hoắt, giống như rồng phun châu, có ý nghĩa hăm dọa người.

 

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>