Nguồn gốc của cách nói “trời biết, đất biết, anh biết, tôi biết”

 

Câu nói “trời biết, đất biết, Thần biết, tôi biết, ngài biết” khi Dương Chấn từ chối lễ biếu của Vương Mật cũng trở nên nổi tiếng. Tuy nhiên sau này, khi đạo đức xã hội trượt dốc, người ta không còn nhớ đến câu chuyện về sự thanh liêm của Dương Chấn, mà lại dùng câu nói đó để chỉ việc vô cùng quan trọng, cần phải giữ bí mật. Quả là đáng tiếc lắm thay!

 

Trong phim ảnh, khi chúng ta xem tới cảnh hai người trao đổi bí mật với nhau, thường thấy có một người nói: “Trời biết, đất biết, anh biết, tôi biết, không nên nói cho người nào khác biết”. Vậy thì, nguồn gốc cách nói này là thế nào?

Đến hẹn lại lên, cứ vào mỗi dịp lễ Tết, cảnh chạy ngược chạy xuôi biếu xén quà cáp hay thậm chí là hối lộ trong giới quan trường lại trở nên nhộn nhịp và tấp nập. Đã có nhiều biện pháp được đề xuất và áp dụng để hạn chế những vấn đề tiêu cực liên quan đến sự việc này. Thật ra luật pháp hay quy định khó mà có thể phục được lòng người, bởi vì khi không có ai nhìn thấy thì họ vẫn cứ làm. Chỉ khi có tiêu chuẩn đạo đức cao, tự biết thẹn với Trời đất, với lương tri thì người ta mới có thể ước chế bản thân mình được. Ví như trong trong “Hậu Hán thư – Quyển 54 – Dương Chấn truyền” có kể lại câu chuyện liên quan đến viên quan nổi tiếng mang tên Dương Chấn:

 

Dương Chấn, tự Bạch Khởi, người thời Đông Hán, trú tại huyện Hoa Dương quận Hoằng Nông. Ông là người công chính liêm khiết, không vì tư lợi, là vị quan thanh liêm hiếm có. Từ nhỏ Dương Chấn đã thông minh và ham học, thông hiểu nhiều sách vở, nghiên cứu sâu trong nhiều lĩnh vực.

Trước khi ra làm quan, ông là người có nhiệt huyết với sự nghiệp giáo dục, đã mở trường dạy học tại quê nhà, người đăng ký theo học tấp nập từ khắp nơi. Ông dạy học có phương pháp, kiên trì theo nguyên tắc thu nhận tất cả, không phân biệt giàu nghèo, vì thế mà danh tiếng lừng lẫy. Thời đó nhiều người ca ngợi Dương Chấn là “Khổng tử Dương Bạch Khởi”.

1 7 Nguồn gốc của cách nói “trời biết, đất biết, anh biết, tôi biết”

Tượng Dương Chấn (Ảnh: Internet)

 

 

Dương Chấn dạy học nhiều năm, bồi dưỡng được vô số hiền tài cho quốc gia, danh tiếng lừng lẫy. Đại tướng quân Đặng Trắc cũng nghe danh, vì vô cùng nể trọng tài đức của Dương Chấn nên đã triệu Dương Chấn và bổ nhiệm chức quan trong phủ. Không lâu sau Dương Chấn lại được thăng lên các chức như Tương thành lệnh, quan Thích sử Kinh Châu, sau làm quan Thái thú vài nơi, rồi lại lên đến chức Thái bộc, Thái thường, rồi lên đến tận chức quan Tư đồ, Thái úy.

Trên đường Dương Chấn đi nhậm chức Thái thú Đông Lai đã đi qua ấp Xương Ấp. Huyện lệnh Xương Ấp khi đó là Vương Mật, người từng được Dương Chấn đề bạt. Vương Mật nghe nói Dương Chấn đi ngang qua, vì muốn báo đáp ân tình đề bạt của Dương Chấn nên đã đi yết kiến và mang theo 10 cân bạc biếu Dương Chấn.

Dương Chấn nhìn thấy lễ vật liền nói:  “Chúng ta là bạn cũ, tôi rất hiểu tâm tính của ngài, nhưng ngài lại không hiểu tôi là vì sao?” Vương Mật nói: “Giờ đang là đêm khuya, không có ai biết chuyện này”. Dương Chấn nói: “Trời biết, Thần biết, tôi biết, ngài biết, sao có thể nói không ai biết?” Sau khi Vương Mật nghe xong thì thẹn thùng ra về.

s 7dc4158195c62b5f3b18b8c854c56d60409379 Nguồn gốc của cách nói “trời biết, đất biết, anh biết, tôi biết”

Cuộc nói chuyện trong đêm giữa Dương Chấn và Vương Mật (Ảnh sưu tầm)

Sau này Dương Chấn nhậm chức Thái thú quận Trác, vì là vị quan thanh liêm, ông không bao giờ nhận tiếp kiến riêng tư với ai. Con cháu của ông cũng sống như dân thường, ăn uống đạm bạc, khi ra ngoài đi bộ, sống giản dị. Nhiều bạn cũ và bậc trưởng bối khuyên ông tích lũy của cải cho con cháu, nhưng Dương Chấn nói: “Hãy để người đời sau biết chúng là con cháu quan thanh liêm, như vậy không phải tốt hơn sao?”

Kể từ khi Dương Chấn được Đại tướng quân Đặng Trắc chiêu mộ vào phủ cho đến khi bị bãi chức Thái úy, thời gian làm quan tổng cộng hơn 12 năm. Vì là quan thanh liêm, phẩm cách cao quý nên ông được người đời ca tụng.

Câu nói “trời biết, đất biết, Thần biết, tôi biết, ngài biết” khi Dương Chấn từ chối lễ biếu của Vương Mật cũng trở nên nổi tiếng. Tuy nhiên sau này, khi đạo đức xã hội trượt dốc, người ta không còn nhớ đến câu chuyện về sự thanh liêm của Dương Chấn, mà lại dùng câu nói đó để chỉ việc vô cùng quan trọng, cần phải giữ bí mật. Quả là đáng tiếc lắm thay!

Mộc Vệ

Dự Án Kinh Doanh
  Tin Tức Giải Trí
Nghề nghiệp Kinh Doanh
Pháp luật Đời Sống
Chính sách Kinh Tế
 

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>